1. Hiểu chính xác nhất thì địa chỉ tạm trú là gì?
Địa chỉ tạm trú là một trong những thuật ngữ xuất hiện thường xuyên và đại trà trên các loại giấy tờ cá nhân. Song song với địa chỉ thường trú, nhiều người còn chưa định nghĩa được khái niệm địa chỉ tạm trú là gì? Đặc biệt là các em học sinh mới rời xa nhà để lên thành phố, các tỉnh lỵ học Đại học, Cao đẳng.
Đơn giản mà nói, một nơi mà công dân ở đó sinh sống ngoài nơi đã đăng ký thường trú thì được gọi là địa chỉ tạm trú. Hiểu nôm na đó là nơi mà khi một người sinh sống tạm thời, không thường xuyên như ở nơi thường trú. Các công dân khi di chuyển đến sinh sống tại một khu vực khác ngoài địa chỉ thường trú thường phải đăng ký tạm trú. Việc đăng ký được quy định bởi Nhà nước, do các cơ quan, đơn vị chức năng đảm nhiệm và xử lý. Công dân đăng ký địa chỉ tạm trú sẽ được cấp số tạm trú theo các hình thức được phân chia trường hợp khác nhau, bao gồm sổ KT2, sổ KT3 và sổ KT4.
Đăng ký tạm trú là một quy định cần được chấp hành, để Nhà nước có thể thuận tiện hơn trong quá trình quản lý cư dân, từ đó sẽ kiểm soát được các vấn đề an toàn xã hội, gìn giữ trật tự an ninh. Bên cạnh đó, về phía công dân, đăng ký tạm trú sẽ bảo đảm được các quyền lợi và lợi ích của họ, giúp thuận lợi hơn trong một số trường hợp cần xử lý. Chẳng hạn như: mua bán bất động sản, cho con đi học, mua nhà, đăng ký kinh doanh, mua bảo hiểm y tế,… Nhìn chung, việc đăng ký tạm trú là quyền và trách nhiệm của cả các cơ quan Nhà nước và cả mỗi công dân.
2. Tạm trú với lưu trú và thường trú: Đâu là sự khác biệt?
Ngay sau khái niệm địa chỉ tạm trú là gì? Timviec365.com.vn muốn giúp người đọc phân biệt rõ ràng các thuật ngữ thường xuyên bị nhầm lẫn hiện nay, đó là thường trú, lưu trú và tạm trú. Việc hiểu sai lệch về bản chất của các thuật ngữ này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong khi kê khai các thông tin về thủ tục hành chính. Cụ thể sự khác nhau như sau:
+ Về bản chất: Thường trú là địa điểm mà công dân sinh sống tại chỗ, thường xuyên, không có thời hạn, mang tính ổn định và đã đăng ký thường trú theo luật định. Còn về tạm trú, như đã nói, đây là địa điểm ngoài địa chỉ thường trú mà công dân chuyển tới sinh sống. Các công dân đều phải đăng ký thường trú (hộ khẩu) và tạm trú (sổ tạm trú) thì mới được công nhận. Về lưu trú, là việc công dân ở lại địa điểm ngoài khu vực cư trú trong một khoảng thời gian nhất định, những công dân lưu trú không thuộc phạm vi đối tượng cần khai báo và đăng ký tạm trú.
+ Về thời hạn cư trú: Không có thời hạn đối với địa chỉ thường trú. Có thời hạn với địa chỉ tạm trú và địa chỉ lưu trú.
+ Về nơi đăng ký thủ tục hành chính: Tại các cơ quan công an tương ứng với xã, thị trấn, thị xã, quận, huyện, thành phố và thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền trong việc cấp sổ hộ khẩu đối với đăng ký thường trú. Tại các cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp sổ tạm trú đối với đăng ký tạm trú. Tại công an xã, phường, thị trấn đối với đăng ký lưu trú.
+ Về quy định đăng ký: Thường trú, tạm trú và lưu trú đều có mỗi quy định đăng ký khác nhau về đối tượng cần đăng ký và thủ tục đăng ký.
+ Về kết quả đăng ký: Công dân sẽ được cấp sổ hộ khẩu hoặc được ghi tên vào sổ hộ khẩu nên đăng ký địa chỉ thường trú. Công dân sẽ được cấp sổ tạm trú nếu đăng ký địa chỉ tạm trú. Và sẽ được cơ quan chức năng ghi tên vào sổ lưu trú nếu đăng ký địa chỉ lưu trú.
Đến đây, bạn đọc đã hiểu chính xác khái niệm địa chỉ tạm trú là gì, và phân biệt sự khác nhau với thường trú và lưu trú rồi phải không nào?
Xem thêm: Click để được giải đáp về nơi cư trú là gì? chi tiết nhất.
3. Quy định về việc đăng ký tạm trú cần biết
Tiếp ngay nội dung sau đây, hãy cùng timviec365.com.vn tìm hiểu về chủ đề đang được quan tâm nhất, đó là quy định về việc đăng ký địa chỉ tạm trú nhé.
3.1. Những trường hợp phải đăng ký tạm trú
Theo Luật cư trú năm 2006, tại Khoản 2, Điều 30 đã quy định rõ về việc công dân phải đăng ký tạm trú trong khoảng thời gian 30 ngày, được tính từ ngày chuyển đến địa chỉ khác với địa chỉ thường trú để sinh sống, công tác, làm việc, hay học tập,…. Mặt khác, trong trường hợp công dân đã đăng ký tạm trú, tuy nhiên không còn học tập, làm việc hay sinh sống ở địa chỉ tạm trú nữa, thì sẽ bị xóa tên khỏi sổ quản lý công dân tạm trú trên các địa bàn đăng ký.
3.2. Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất
Nếu bạn thuộc các đối tượng cần đăng ký tạm trú, nhưng chưa biết thủ tục này bắt đầu từ đâu, hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:
3.2.1. Làm hồ sơ đăng ký tạm trú
Những thành phần sau cần đảm bảo phải có mặt trong hồ sơ đăng ký tạm trú, bao gồm:
+ Một bản khai về nhân khẩu (theo mẫu HK01)
+ Một giấy báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu (theo mẫu HK02)
+ Trong trường hợp không có sự đồng ý cho tạm trú của chủ hộ có hộ khẩu hoặc có sổ quản lý tạm trú thì cần xuất trình giấy chứng minh chỗ ở hợp pháp.
+ Trong trường hợp mượn hoặc thuê chỗ ở hợp pháp thì cần có ý kiến đồng ý của chủ cho mượn, cho thuê trong khi đăng ký tạm trú. Tất cả thông tin được kê khai ở phiếu thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu của chủ cho thuê, mượn, có ghi rõ ngày tháng năm.
+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của công dân đã đăng ký nơi có hộ khẩu thường trú.
Theo đó, theo quy định của Nghị định 31 của Chính phủ, giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của chỗ ở cần đăng ký tạm trú là một trong các loại sau:
– Thứ nhất, là loại giấy tờ chứng minh sự hợp pháp của chỗ ở thuộc quyền sở hữu:
+ Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp.
+ Trong trường hợp đã có nhà ở trên khu vực đất đó, thì phải có giấy tờ, tài liệu về quyền sử dụng đất đó.
+ Trong trường hợp phải đăng ký giấy phép thì cần cung cấp giấy phép xây dựng.
+ Giấy tờ thanh lý nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở.
+ Giấy tờ chứng minh việc giao và nhận nhà hoặc hợp đồng đã mua nhà ở.
+ Giấy tờ về nhà ở đang sở hữu là mua, bán, thừa kế, tặng hay đổi.
+ Giấy tờ về nhà ở là tài sản công của Nhà nước cho, tặng, trợ cấp.
+ Giấy tờ chứng minh việc sở hữu nhà ở đã có hiệu lực trên pháp luật, do các cơ quan có chức năng thẩm quyền cấp.
+ Giấy tờ chứng minh việc sở hữu nhà ở không có tranh chấp, kiện tụng,… do UBND xã cấp.
+ Giấy tờ chứng minh các tài sản lớn thuộc quyền sở hữu của bên gốc có địa chỉ đăng ký tài sản đó.
– Thứ hai, tài liệu và giấy tờ chứng minh việc chỗ ở hợp pháp hiện tại là được cho ở nhờ, cho thuê, cho mượn.
+ Tài liệu hoặc hợp đồng văn bản về việc cho ở nhờ, cho thuê, cho mượn cho có chứng thực với bản gốc được UBND xã cấp.
+ Trong trường hợp nhà ở thuộc TP trực thuộc TW thì phải có xác nhận về điều kiện diện tích bình quân do UBND cấp xã cấp theo HĐND cấp thành phố trực thuộc đã quy định. Đồng thời, được sự đồng ý và cho phép của người cho ở nhờ, cho thuê, cho mượn.
– Thứ ba, văn bản hoặc tài liệu cam kết về chỗ ở hợp pháp hiện tại đã là của mình, không hiện diện sự tranh chấp của công dân.
3.2.2. Nộp hồ sơ đăng ký địa chỉ tạm trú
Sau khi đã hoàn thành và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký. Công dân đến cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn để nộp. Trong quá trình làm việc, cán bộ công an sẽ thực hiện kiểm tra và đối chiếu các thành phần trong hồ sơ với quy định cư trú theo luật. Theo đó:
+ Cán bộ công an sẽ viết và cấp biên nhận cho người nộp trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ về các loại giấy tờ.
+ Cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn công dân thực hiện sao cho đúng đối với trường hợp hồ sơ đã đủ điều kiện nhưng bị sai sót thông tin, bị thiếu biểu mẫu, sai biểu mẫu.
+ Cán bộ công an sẽ viết và cấp văn bản không tiếp nhận, không xử lý (có nêu rõ lý do) trong trường hợp hồ sơ của công dân không hợp lệ về điều kiện.
Trong khoảng thời gian từ khi công dân đến nộp hồ sơ đăng ký tạm trú là 2 ngày, cơ quan công an phải có văn bản trả lời và xử lý cho công dân theo quy định. Về lệ phí đăng ký địa chỉ tạm trú, sẽ được quy định rõ ràng ở Điểm a, Khoản 2, Điều 5 trong Thông tư số 250 của Bộ Tài chính.
3.2.3. Nhận xét kết quả đăng ký địa chỉ tạm trú
Công dân sẽ nộp lệ phí, sau đó được cấp sổ tạm trú trong trường hợp hồ sơ đăng ký tạm trú đã được cơ quan chức năng tiếp nhận và giải quyết. Công dân cần lưu ý đối chiếu các thông tin trong sổ tạm trú và thực hiện việc ký nhận trong số theo dõi theo hướng dẫn.
Trong trường hợp hồ sơ bị trả về do không đủ điều kiện để tiếp nhận và giải quyết. Công dân nhận lại hồ sơ, kiểm tra các loại thành phần trong hồ sơ, tiếp nhận văn bản trả lời của cơ quan chức năng và ký nhận vào sổ theo dõi theo hướng dẫn.
3.3. Quy định phạt hành chính về việc không đăng ký tạm trú
Theo Nghị định 167 của Chính phủ về việc quy định phạt hành chính đối với các trường hợp không đăng ký tạm trú như sau:
+ Đối với chủ hộ không thực hiện việc đăng ký thường trú, tạm trú, việc điều chỉnh hộ khẩu, nhân khẩu theo đúng quy định: phạt từ 100.000 – 300.000 VNĐ.
+ Đối với các trường hợp cố ý điều chỉnh những thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sai lệch với thông tin đã cung cấp trước đó: phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ.
+ Đối với các trường hợp cố ý giả mạo hồ sơ, khai man, khai không đúng sự thật để thực hiện việc đăng ký: phạt từ 2.000.000 – 4.000.000 VNĐ.
Như vậy, các công dân, chủ hộ nếu không thực hiện việc đăng ký tạm trú theo đó sẽ bị xử phạt từ 100.000 – 300.000 VNĐ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu được khái niệm địa chỉ tạm trú là gì và những điều cần biết về đăng ký thủ tục tạm trú!
Leave a Comment