Trưởng phòng xuất nhập khẩu là người chịu trách nhiệm điều hành và quản lý phòng ban xuất nhập khẩu và các hoạt động về xuất nhập khẩu trong tổ chức.
Trưởng phòng là người chỉ đạo, làm việc trực tiếp cùng với các nhân viên cùng bộ phận của mình. Nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu phải làm việc với khách hàng, doanh nghiệp, nhà cung cấp, kế toán, quản lý đơn hàng,…
Trưởng phòng cũng có những công việc giống với nhân viên của mình, cũng cần làm những thủ tục, giấy tờ, làm việc với các bên liên quan. Nhưng trưởng phòng sẽ phải chịu các trách nhiệm với nhân viên của mình, làm việc nhiều hơn và có nhiều kinh nghiệm, phẩm chất hơn.
Trưởng phòng làm việc theo sự chỉ đạo của cấp trên. Nhận những phần việc cho cả bộ phận, phân chia công việc theo kế hoạch và duy trì sự ổn định khi làm việc.
Làm trưởng phòng có nhiều trách nhiệm hơn đồng thời cũng có nhiều lợi ích hơn. Để trở thành trưởng phòng của bộ phận xuất nhập khẩu, cần phải có kinh nghiệm và thời gian làm việc lâu năm tại doanh nghiệp đó.
Phòng xuất nhập khẩu có thể gồm các nhân viên sales, nhân viên chứng từ dịch vụ khách hàng, nhân viên thu mua hàng hóa, nhân viên chuyên xuất khẩu, nhân viên chuyên nhập khẩu, nhân viên thanh toán quốc tế, nhân viên hiện trường, …
Để trở thành trưởng phòng phải hiểu hết được các vấn đề làm việc cụ thể của nhân viên, đã có kinh nghiệm làm việc trong công việc đó. Nếu doanh nghiệp làm việc lớn, chuyên về xuất nhập khẩu, có thể chia xuất nhập khẩu thành nhiều phòng khách nhau, và đòi hỏi của trưởng phòng cũng được tăng cao.
Tìm hiểu về công việc của nhân viên xuất nhập khẩu
Người lãnh đạo trực tiếp tại phòng xuất nhập khẩu cần phải làm được hết các công việc của xuất nhập khẩu. Trưởng phòng cần có các kiến thức chuyên sâu về xuất khẩu, nhập khẩu và phải hiểu rõ được cơ cấu của doanh nghiệp.
– Nhận các kế hoạch, chỉ đạo từ cấp trên, triển khai hoạt động trực tiếp hàng ngày tại phòng xuất nhập khẩu.
– Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nhân viên, triển khai làm việc theo định hướng của ban lãnh đạo
– Quản lý trực tiếp các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Nhân viên làm việc xuất nhập khẩu sẽ có trách nhiệm làm việc với nhà cung cấp, lô hàng, khách hàng khác nhau, trưởng phòng phải biết và nắm được hết các thông tin này.
– Hướng dẫn các nhân viên xuất nhập khẩu làm đúng quy trình, đúng nhiệm vụ. Kiểm soát hoạt động của nhân viên trong phạm vi trưởng phòng cho phép.
– Rà soát, tập hợp các đơn hàng, lô hàng, hợp đồng với khách hàng. Có phương pháp thống kê cho phòng xuất nhập khẩu.
– Tìm thêm các khách hàng mới, các nhà cung cấp mới, đem lại thị trường mới cho doanh nghiệp.
– Chịu trách nhiệm cùng với nhân viện thuộc phòng xuất nhập khẩu với các lãnh đạo của công ty.
– Phối hợp liên hệ với các bộ phận có trong công ty thực hiện, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến xuất nhập khẩu của công ty.
– Thực hiện báo cáo cho cả phòng xuất nhập khẩu theo kỳ do cấp trên yêu cầu
– Xây dựng những ý kiến sáng tạo, góp phần cải thiện mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
– Tổ chức họp ban cho nhân viên, đánh giá, bồi dưỡng các nhân viên của mình nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn trong tương lai.
Đảm đương vai trò của người lãnh đạo, trưởng phòng trong ngành xuất nhập khẩu phải đạt được một số yêu cầu cơ bản như sau
– Tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành xuất nhập khẩu, thương mại, kinh tế đối ngoại, … liên quan đến công việc xuất nhập khẩu
– Có kinh nghiệm tại vị trí xuất nhập khẩu hoặc trưởng phòng tương đương. Kinh nghiệm tối thiểu để lên vị trí trưởng phòng cũng phải 2 năm. Và các doanh nghiệp sẽ ưu tiên người làm việc lâu dài với công ty nhận chức trưởng phòng nên cần có thời gian gắn bó tại nơi đây.
– Khả năng ngoại ngữ tốt. Thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh. Có nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ yêu cầu các ngôn ngữ khác, nhưng nếu đã tham gia và ngành xuất nhập khẩu muốn làm việc với nhiều nguồn khách hàng khác nhau, thông thạo ngôn ngữ phổ biến tiếng Anh là bắt buộc.
– Kỹ năng sử dụng máy tính, tin học văn phòng giỏi. Công việc văn phòng, phải làm nhiều giấy tờ, giao dịch như xuất nhập khẩu, nhân viên đã bắt buộc phải thành thạo tin học. Trưởng phòng có thể làm các báo cáo, thuyết trình, liên lạc, thống kê khác nên phải am hiểu tin học văn phòng.
– Có khả năng giao tiếp, đối ngoại, cách đối nhân xử thế tốt. Làm việc với đối tác nước ngoài là đại diện bộ mặt của công ty, chỉ đạo quản lý một nhóm người và chịu nhiều trách nhiệm với các bên, trưởng phòng phải có cách cư xử, nói chuyện khôn khéo để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
– Biết cách quản lý thời gian và có tinh thần trách nhiệm cao chịu được áp lực tốt. Xuất nhập khẩu cần làm trong nhiều giai đoạn, nhiều đối tượng khác nhau, có những thủ tục giấy tờ phức tạp mất nhiều thời gian giải quyết. Trưởng phòng đứng dưới sự chỉ đạo của cấp trên, mang trách nhiệm với cấp dưới phải chịu nhiều áp lực trong công việc.
– Có tầm nhìn, phẩm chất của người lãnh đạo. Làm tốt công việc của mình chưa chắc đã làm tốt được công việc lãnh đạo. Ngoài những kinh nghiệm trong việc làm, trưởng phòng còn phải năm được điểm mạnh điểm yếu của nhân viên, phát huy hết năng lực của nhân viên.
Xem thêm: Danh sách việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
Đi cùng với công sức và trách nhiệm bỏ ra của trưởng phòng mức lương nhận lại dành cho vị trí này ở mức cao hơn và có nhiều ưu đãi đặc biệt. Trung bình 1 tháng mức lương của trưởng phòng là 20 – 25 triệu đồng.
Trong khi đó mức lương trung bình của nhân viên xuất nhập khẩu là hơn 9 triệu đồng / tháng, các nhân viên lâu năm cũng chỉ khoảng 17 triệu đồng / tháng.
Trưởng phòng cũng như nhân viên sẽ được nhận đầy đủ các phúc lợi từ công ty theo quy định của Nhà nước.
Ngoài mức lương chính trong công việc, trưởng phòng sẽ có những khoảng thưởng vượt chỉ tiêu của công ty do lãnh đạo phòng xuất nhập khẩu làm việc tốt. Trưởng phòng cũng có thêm những phụ cấp trách nhiệm trong cộng việc của mình.
Làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phải tương tác với nhiều đối tượng, các hợp đồng công việc có giá trị lớn mất nhiều thời gian hoàn thành. Người lãnh đạo, làm việc trực tiếp này có thể nhận thêm các khoản hoa hồng từ hợp đồng.
Vì vậy, thu nhập của trưởng phòng có thể cao hơn rất nhiều với mức lương trung bình được hưởng. Hơn nữa trên thực tế, nhiều người làm trong ngành này có được các mối quan hệ tốt với nhà cung cấp.
Dựa trên các mối quan hệ này, có thể tự mở công ty kinh doanh riêng của mình. Làm việc với nhiều bộ phận khác nhau trong công ty, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình. ĐỊnh hướng phát tiển cá nhân này được nhiều người hướng tới, và được nhiều người khuyến khích ủng hộ.
Cuối cùng, công việc của trưởng phòng xuất nhập khẩu bao gồm quản lý các hoạt động trong mảng xuất nhập khẩu và chịu trách nhiệm với cấp trên. Trưởng phòng có nhiều quyền lợi cùng với trách nhiệm riêng của phòng xuất nhập khẩu.