LOADING

Tối ưu thiết kế bằng top phần mềm thiết kế đồ họa

1. Phần mềm phục vụ thiết kế tĩnh

1.1. Phần mềm thiết kế đồ họa 2D đa dụng

1.1.1. Adobe Photoshop – Đấng đa dụng làm đồ họa 2D

Tại sao chúng tôi lại coi Adobe Ps là “Đấng” đa dụng ư? Vì một lý do rất đơn giản, phần mềm thiết kế đồ họa 2D này phù hợp với nhiều mục đích sáng tạo khác nhau trong ngành Design, từ thiết kế ấn phẩm, làm bìa tạp chí cho tới cả chỉnh sửa ảnh.

Ưu điểm rất lớn mà có lẽ vì điều này khiến cho Adobe Ps nổi tiếng với nhiều người chính là dễ làm quen với người mới sử dụng và phù hợp làm nhiều mục đích thiết kế khác nhau. Hiện nay, adobe Ps liên tục được update đảm bảo người dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc tham khảo các ý tưởng thiết kế, và với một dung lượng phải nói là không nặng so với các phần mềm thiết kế đồ họa khác thì Adobe Ps xứng đáng có tên trong danh sách ngày hôm nay.

Không phải ai cũng toàn năng và Adobe Ps không ngoại lệ. Đúng là phải công nhận Adobe Ps có tính đa dụng rất cao và ứng dụng được trong hầu hết các sản phẩm thiết kế nhưng đối với các sản phẩm có kích thước in ấn lớn như banner, biển quảng cáo hay là các hình ảnh vector thì việc sử dụng Adobe cũng nên cân nhắc vì có thể sản phẩm của bạn sẽ có hiện tượng “vỡ ảnh” khi bạn muốn in kích thước quá lớn. Hay là sẽ khó thực hiện hơn nếu bạn muốn tạo ra các chi tiết vector.

1.1.2. Sáng tạo tự do cùng Adobe Illustrator

Nếu như Adobe Photoshop không thể thực hiện các bản thiết kế có kích thước in ấn lớn hay là các sản phẩm vector, tranh minh họa thì vấn đề này đã được người anh em là Adobe Illustrator giải quyết dễ dàng.

AI là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ấn phẩm vẽ tay. Người thiết kế có thể thoải mái sáng tạo ý tưởng của mình trên giấy và dựa vào đó vẽ lại chi tiết thêm hiệu ứng trên AI, việc này giúp thời gian tạo ra bản thiết kế mong muốn nhanh hơn rất nhiều so với việc phải đi lựa các chi tiết trên internet để cắt ghép cho sản phẩm.

Bù lại cho tính năng hữu ích trên, AI cũng tồn tại một nhược điểm khá lớn đó là khá khó trong việc sử dụng so với ứng cử viên tiếp theo. Vì lý do này nên cái tên này ít xuất hiện trong danh sách phần mềm thiết kế cho dân làm quảng cáo nhưng nếu bạn là một Designer hay dân vẽ minh họa thì tại sao lại không thử qua phần mềm AI chứ, sau một thời gian làm quen thì chắc chắn bạn sẽ mê mẩn với phần mềm này.

1.1.3. Corel Draw – Đối thủ của Adobe Illustrator

Một phần mềm phổ biến, kể cả ngay khi bạn không phải là designer thì cũng đã nhìn qua cái tên này rồi, đó là Corel Draw – Phần mềm thiết kế vector chuyên nghiệp.

So với đối thủ của mình là AI thì Corel Draw có giao diện dễ sử dụng hơn rất nhiều và thao tác nhanh chóng. Đây là lý do hàng đầu trong việc lại có nhiều người sử dụng đến vậy, từ designer chuyên nghiệp tới các nhà thiết kế quảng cáo nghiệp dư. Ngoài ra, Corel draw còn hỗ trợ tới 100 định dạng file nên bạn sẽ không cân lo công đoạn xuất sản phẩm.

Nhược điểm lớn nhất của Corel Draw đó là về phương diện màu sắc, cụ thể đó là khả năng tương thích giữa màu sắc thiết kế trên máy và màu sắc sản phẩm tạo ra. Vì vậy đối với những ai không quá cầu toàn màu sắc phải giống y đúc bản thiết kế trên máy thì có thể trải nghiệm phần mềm này.

1.1.4. Dành cho người thích làm tạp chí – Adobe Indesign

Với những dân thiết kế dàn trang cho tạp chí thì hẳn không còn xa lạ gì với cái tên Id (Adobe Indesign) bởi tính năng phù hợp cho việc sắp xếp hình ảnh và văn bản một cách đẹp mắt. Bạn có rất nhiều lựa chọn, gợi ý về đặt ảnh, sắp xếp một đoạn văn bản phù hợp nhất.

Id cũng là một phần mềm dễ sử dụng cho nhiều người mới vào nghề hoặc đang tập làm các ấn phẩm dàn trang như tạp chí, truyện tranh nhưng nếu muốn tận dụng tối đa hiệu quả mà phần mềm này mang lại thì đòi hỏi một quá trình luyện tập không hề ngắn của người sử dụng.

1.2. Phần mềm thiết kế đồ họa 3D

1.2.1. Auto CAD – Người bạn của kiến trúc sư

Nếu bạn là một kiến trúc sư muốn tìm kiếm một phần mềm thiết kế đồ họa phục vụ cho mục đích tạo các công trình mô phỏng trên máy thì Auto CAD là lựa chọn đáng giá. Bằng việc tích hợp nhiều công cụ, việc dựng các hình khối 3D trở nên tiện lợi hơn trong Auto CAD. Đặc biệt mức độ chính xác về tỷ lệ mô phỏng so với thực tế của Auto CAD rất cao, điều này khiến cho công việc phác họa của kiến trúc sư dễ dàng hơn và tiết kiệm nhiều chi phí cho việc sửa chữa sai sót trong sai lệch thực tế.

Bản thân là một phần mềm thiết kế 3D nên Auto CAD chắc chắn sẽ có dung lượng nặng và đòi hỏi PC và laptop có khả năng chịu được trong quá trình thao tác. Nhược điểm thứ hai đó là thời gian để vẽ một bản minh họa công trình trên Auto CAD khá lâu.

1.2.2. Thiết kế 3D nhanh hơn cùng Sketchup

Sketchup – Một đối thủ nặng ký có thể sánh ngang với Auto CAD. Cũng như cái tên ở bên trên, Sketchup cũng là một phần mềm thiết kế đồ họa 3D phục vụ trong việc tạo mô phỏng các công trình, kiến trúc. Điểm nổi trổi nhất của Sketchup nằm ở tốc độ dựng phác họa mô hình nhanh với độ chính xác cao và phù hợp với những người mới vào nghề.

Sketchup tạo nên sự thú vị trong công việc thiết kế như nào? Bằng tính năng Walkthrough – Quan sát trực quan, Sketchup cho phép người dùng có thể tham quan nội thất, không gian bên trong của mô hình. Điều đó nghĩa là bạn có thể di chuyển vào theo dõi các chi tiết phía bên trong, mức độ chi tiết sẽ phụ thuộc vào việc sắp xếp của bạn.

1.2.3. Cùng Blender tạo nhân vật hoạt hình

Blender là một phần mềm thiết kế đồ họa cho phim hoạt hình tuyệt vời. Công cụ thông minh cho phép người dùng dựng được hình ảnh nhân vật mình mong muốn, hay thực hiện thao tác dựng các hình Photorealistic. Nhưng bù lại để thành thạo Blender thì bạn sẽ mất một thời gian nhất định luyện tập, tích lũy khả năng vận dụng công cụ trong đây.

2. Phần mềm phục vụ thiết kế động

2.1. Adobe Effect lựa chọn hàng đầu cho motion graphic

Dựng kỹ xảo chuyên nghiệp trở nên tiết kiệm hơn với AE (Adobe Effect). Nếu Blender là phần mềm tạo các nhân vật hoạt hình 3D đẹp đẽ thì AE chính là giải pháp cho những hành động, kỹ xảo trong thước phim chuyên nghiệp đó.

Ngoài ra, AE còn cung cấp tính năng Motion Blur hỗ trợ việc tạo chuyển động, các hiệu ứng animation trong phim được bắt mắt và dễ dàng hơn.

Ưu đãi vàng nếu người dùng chịu trả một khoản phí. Người sử dụng có thể dễ dàng làm việc trên bất kỳ thiết bị nào vì đã có tính năng đồng bộ hóa vào Creative Cloud của Adobe, mọi sản phẩm thiết kế sẽ được lưu lại để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

2.2. Làm video siêu mượt với Adobe premiere pro

Khác với việc dựng các kỹ xảo hiệu ứng motion cầu kỳ như trên AE, Pr (Adobe premiere pro) sẽ có thiên hướng trong khâu cắt ghép clip, lồng âm thanh và chèn một vài kỹ xảo đơn giản. Để tạo nên một video, lồng âm thanh, chèn hiệu ứng với Pr khá là đơn giản đối với người mới. Nhưng nếu muốn làm chủ hoàn toàn Pr thì sẽ mất nhiều thời gian vì Pr có vô vàn các tính năng hữu ích và liên tục được cập nhật theo từng phiên bản từng năm.

Đọc tới đây, chúng tôi tin chắc bạn hiểu được sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa nào là tốt cho mục đích của mình. Nếu bạn có mong muốn tìm hiều chi tiết về một trong số các công cụ đồ họa thì hãy đón chờ các bài viết tiếp theo.