LOADING

Telemarketing là gì? Bí quyết trở thành Telemarketer chuyên nghiệp!

1. Telemarketing là gì? Bạn đã biết chưa?

Sinh ra trong xã hội hiện đại và bắt đầu sử dụng điện thoại, tất cả chúng ta sẽ hiểu hơn ai hết vai trò to lớn của chiếc điện thoại trong việc tương tác, liên hệ và thỏa mãn những thú vui sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng như thế nào. Thế nhưng, với các doanh nghiệp đang đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội, hình thức marketing nhờ vào sức mạnh của điện thoại như Telemarketing được đánh giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tiếp cận với khách hàng và thúc đẩy doanh thu hiệu quả. Vậy câu hỏi ở đây đặt ra là thực sự thì Telemarketing là gì?

Chắc hẳn là dân marketing lâu năm hay am hiểu một chút ngoại ngữ, không khó để chúng ta hình dung về định nghĩa của cụm từ này. Tuy nhiên, với dân ngoại đạo chắc chắn rằng, vẫn cần thời gian để có một cái nhìn chính xác và tường tận về bản chất.

Telemarketing là cụm từ kết hợp giữa thành tố Tele và Marketing, hiểu trong tiếng Việt là tiếp thị qua điện thoại. Đây là dịch vụ tiếp thị trực tiếp cho phép doanh nghiệp thu thập thông tin, phản hồi khách hàng và khai thác khách hàng tiềm năng qua phương tiện chính là điện thoại.

Trong đó, công việc Telesale chính là vòng tròn nhỏ trong hình tròn lớn Telemarketing chuyên thực hiện dịch vụ bán hàng, tư vấn trực tiếp đến khách hàng. Với không ít những ai lần đầu tiên đến với Marketing đều có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Trên thực tế, nhắc đến Telemarketing là nhắc đến tổng thể các giải pháp tiếp thị trong đó, các doanh nghiệp tìm đến đối tượng khách hàng tiềm năng và phục vụ đối tượng khách hàng của họ qua một quá trình bao gồm truyền, lan tỏa những thông tin về dịch vụ khách hàng qua điện thoại, tư vấn, gọi điện, giới thiệu về sản phẩm,… nhằm mang đến khách hàng những thông tin chính xác nhất, từ đó khai thác lợi nhuận.

Thông qua chiếc điện thoại, các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thêm những nhu cầu của khách hàng, trao đổi liên lạc những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm…từ đó đặt ra phương pháp cải tiến chất lượng dịch vụ sản phẩm tốt hơn. Dĩ nhiên, quá trình này bao gồm cả bán hàng thông qua điện thoại. Telesale chính là bước cuối cùng trong chu trình Telemarketing đã và đang được áp dụng ở tất cả các doanh nghiệp hiện nay.

Về mặt căn bản, Telemarketing là giải pháp tổng thể mà thông qua chiếc điện thoại doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin đến khách hàng, tư vấn sản phẩm, kết nối khách hàng tiềm năng và bán hàng, chốt hợp đồng để gia tăng thêm doanh thu. Đến đây chắc chắn rằng, bạn đã hiểu rõ Telemarketing là gì cũng như bản chất của hình thức tiếp thị trực tiếp này rồi đúng không? Vậy Telemarketing hình thành từ bao giờ và có vai trò gì? Cùng vieclam88 tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết nội dung dưới đây?

2. Telemarketing ra đời và phát triển như thế nào?

Ngoài khái niệm, bắt đầu nghiên cứu về Telemarketing, chắc chắn trong đầu chúng ta đã nảy ra không khỏi tò mò về hình thức tiếp thị này ra đời từ khi nào? Nếu như tiếp thị truyền thống xuất phát từ nhu cầu quảng bá và ra phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hòa, Digital Marketing bùng nổ trong thời đại số khi công nghệ và các trang thiết bị điện tử lên ngôi, thì Telemarketing ra đời giữa thời điểm điện thoại ra đời và bắt đầu trở thành phương tiện bất ly thân của hầu hết các gia đình, công sở khoảng những năm 1979.

Quê hương của loại hình tiếp thị này là tại Mỹ, khi ấy những người nội trợ tại xứ sở cờ hoa mong muốn kết nối nhanh nhất với những khách hàng mua bánh quy. Họ đã tìm mọi cách để lưu giữ và liên hệ với đến những số điện thoại tìm trên mặt báo và sau đó tiến hành giới thiệu sản phẩm.

Được khơi mào từ phạm vi nhỏ hẹp cùng với chiếc điện thoại cùng một tệp số điện thoại liên hệ đặt bên cạnh để bán bánh quy, hiện nay sau hơn 40 năm ra đời, Telemarketing trở thành hình thức tiếp thị và kết nối khách hàng vô cùng hữu ích được lựa chọn bởi tất cả các doanh nghiệp lớn, nhỏ, nhất là vào những năm cuối của thế kỷ XX.

Xem thêm: Các bước xây dựng chiến lược digital marketing hiệu quả

3. Tầm quan trọng của Telemarketing

Cùng với các loại tiếp thị khác, dù đã hạ nhiệt khi Digital lên ngôi, song vai trò quan trọng của Telemarketing vẫn được các nhà quản trị đánh giá rất cao. Như cái tên của nó, bản chất của Telemarketing chính là liên hệ trực tiếp đến nhà tuyển dụng để PR, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.

Thế nhưng nhờ sự kết nối trực tiếp đó mà các đơn vị dễ dàng tiếp cận và truyền tải được những thông tin cũng như tư vấn một cách rõ ràng và rành mạch hơn. Khách hàng cũng dễ bề tiếp nhận những thông tin về dịch vụ, sản phẩm cũng như giải đáp được các vấn đề một cách tường tận. Bên cạnh những cuộc gọi, có người thật, việc thật thay vì những lời chào hàng và tin nhắn trên mạng xã hội như Facebook, khách hàng cũng có nhiều cách để ghi nhớ về tín hiệu của đơn vị, doanh nghiệp như số điện thoại, tổng đài tin nhắn…từ đó góp phần “đánh bóng” được tên tuổi một cách hiệu quả.

Về mặt lợi ích, theo Reference For Business giá trị mà Telemarketing mang lại cho doanh nghiệp chủ yếu thể hiện ở việc tiết kiệm chi phí. Chuyên trang này cũng tính toán được rằng, nếu chỉ nhận những liên hệ khách hàng sau đó tư vấn, giới thiệu sản phẩm và đặt hàng cho khách, các doanh nghiệp chỉ mất khoảng 20% tổng chi phí bỏ ra so với việc ứng dụng các hình thức tiếp thị khác hay trực tiếp mở cửa hàng, shop và thuê thêm nhân viên. Không dừng lại ở đó, telemarketing cho phép người bạn tạo ra những đại lý tiềm năng cho mình mà không phải chờ đến nhân viên hay khách hàng tự đến với doanh nghiệp.

Dĩ nhiên, loại hình này sẽ phù hợp nhất với những doanh nghiệp, cơ sở vừa và nhỏ hơn để hạn chế chi phí thuê mướn. Ngoài ra, nhờ sự tương tác trực tiếp qua lời nói, ngữ điệu, sự tương tác mà những thông tin trở nên giá trị hơn so với việc để khách hàng tự tiếp cận với sản phẩm gián tiếp qua sách báo, tờ rơi, Poster.

4. Kinh nghiệm để Telemarketing hiệu quả nhất!

Đã nắm rõ được khái niệm và vai trò của Telemarketing, đã đến chúng ta cùng trau dồi kinh nghiệm triển khai telemarketing hiệu quả. Dù mới bắt đầu triển khai hình thức tiếp thị này hay đã làm nhưng chưa hiệu quả, thì những tip sau đây đều có thể giúp bạn.

4.1. Luôn luôn ghi nhớ nguyên tắc đầu tiên – lịch sự và chuyên nghiệp

Dẫu biết rằng ở bất kỳ tình huống nào, lịch sự và chuyên nghiệp luôn là nguyên tắc chung để làm việc có hiệu quả. Thế nhưng, với hình thức Telemarketing thì đây gần như là một nguyên tắc quan trọng nhất để vừa giúp doanh nghiệp khai thác được khách hàng hiệu quả, vừa không tiêu tốn quá nhiều thời gian. Bởi lẽ, không giống như tiếp thị trực tiếp, nhân viên doanh nghiệp sẽ phải trực tiếp giao tiếp và chia sẻ các vấn đề với khách hàng, nhưng không phải ai cũng sẵn lòng lắng nghe những cuộc gọi.

Có thể may mắn khi gặp gỡ những khách hàng lịch sử và cần đến những sản phẩm hay dịch vụ công ty, nhưng cũng không tránh khỏi những khách hàng khó tính, hắt hủi và có thái độ bất lịch sử. Thái độ lịch sử và chuyên nghiệp của các Telemarketer thể hiện ở thái độ từ tốn, lời nói nhẹ nhàng, luôn mang đến khách hàng những thông tin hữu ích, nhất là sự quản lý tốt cảm xúc cá nhân lúc tức giận, buồn phiền vì gặp phải những khách hàng không như ý.

Xem thêm: Giải đáp Marketing thương mại là gì trong kinh doanh

4.2. Lên sẵn kịch bản để nói chuyện với khách hàng từ trước

Cứ cho là bạn xuất thân từ ngành quan hệ công chúng, truyền thông và có kinh nghiệm nói chuyện với nhiều người trước đó đi chăng nữa, thì việc lên kịch bản trước khi nói chuyện với những khách hàng vẫn cực kỳ quan trọng. Kịch bản này không chỉ thể hiện qua cách để xử lý những câu hỏi, tình huống khó, chuẩn bị những câu trả lời hợp lòng khách hàng vừa thể hiện được am hiểu bậc thầy về sản phẩm, dịch vụ mà còn chuẩn bị đầy đủ về ngôn ngữ, giọng điệu và cách diện đạt sao cho bạn tự tin nhất.

4.3. Đừng quên đến khung giờ gọi

Ngoài thái độ chuyên nghiệp, lịch sự, sự chuẩn bị kỹ càng trước khi liên hệ với khách hàng, một thành tố quan trọng quyết định đến 70% khả năng nghe máy và quyết định mua hàng của đối tượng mục tiêu, đó chính là khung giờ. Bạn biết rằng, với mỗi người thì sẽ có một khung giờ rảnh cụ thể. Để quảng cáo và giới thiệu khách hàng phù hợp bằng hình thức Telemarketing bạn phải biết chắc chắn rằng, khung giờ khách hàng mục tiêu của bạn nghe máy cao hơn để không bị bỏ lỡ cuộc gọi lẫn bị gắn mác làm phiền khách hàng nhé.

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị giải mã đầy đủ Telemarketing là gì. Hi vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.