LOADING

Tải ngay mẫu CV kinh doanh HOT nhất hiện nay về máy tính

1. Tầm quan trọng của CV kinh doanh

Bạn có biết, một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp chỉ cần khoảng 5 -10 giây để lướt qua mẫu CV đẹp của bạn và đưa ra quyết định cho bạn cơ hội hay không. Điều này có nghĩa là, một bản CV có nội dung chung chung “trăm mẫu như một” có nguy cơ bị loại khỏi vòng gửi xe dù hình thức của bản CV ấy có bắt mắt cơ nào. Để có thể gây ấn tượng thật mạnh mẽ, nhân tố đầu tiên quan trọng nhất là làm cho bản CV kinh doanh của bạn trở nên khác biệt so với những mẫu CV ngành nghề khác hay ứng viên khác. Kinh doanh là một trong những ngành hot, với cơ hội việc làm nhân viên kinh doanh cao lẫn nhiều cơ hội thăng tiến, tuy nhiên tỉ lệ cạnh tranh trong ngành cao đặt ra yêu cầu trong việc cải tiến bản CV phải chuẩn, dành riêng cho ngành kinh doanh của bạn. Hơn nữa, trong bộ hồ sơ xin việc, CV là tài liệu đầu tiên mà nhà tuyển dụng đọc để nắm bắt được những thông tin về bản thân của bạn có liên quan đến công việc hay không, do đó, dù muốn hay không, bạn cũng phải chăm chút cho bản CV viên kinh doanh của bạn thật hoàn hảo, nếu không muốn tạo cơ hội cho người khác thay thế.

2. Hướng dẫn viết CV nhân viên kinh doanh chuẩn nhất?

2. Hướng dẫn viết CV nhân viên kinh doanh chuẩn nhất?

Internet bùng nổ, sự lớn lên như vũ bão của làng công nghệ tạo điều kiện cho bạn có thể tải và tạo CV online free đủ mọi ngành nghề, ngôn ngữ về máy trong một nốt nhạc. Tuy nhiên, bạn sẽ khó lòng để xác định xem mẫu nào là phù hợp với bạn nhất vì hầu hết nội dung trong những bản CV này đều được trình bày một cách sơ lược, khái quát và phù hợp với mọi đối tượng, ngành nghề. Chưa tính đến chuyện sở hữu một bản CV kinh doanh hay như thế nào, trước hết bạn cần lên trong đầu cho mình một cấu trúc chung cho bản CV kinh doanh của mình cần có những gì và nhấn mạnh vào những thành phần nào trong cấu trúc đó.

Hãy đọc lại bản thông báo tuyển dụng và lên website của công ty đọc lại những định hướng phát triển, yêu cầu cụ thể về kỹ năng, trình độ của ứng viên và đối chiếu những phẩm chất nhân tố mình có thật kỹ và định hướng thông tin mình phải trình bày.

Bạn nên nhớ rằng, tất cả những điều bạn viết trong CV phải đảm bảo các yếu tố: trung thực, ngắn gọn, súc tích, đầy đủ và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với vị trí công việc kinh doanh – họ đang tuyển dụng. Sau khi hoàn thiện bước trên, chúng ta bắt đầu viết CV và xuất phát với nội dung đơn giản nhất.

2.1. Thông tin cá nhân

Là một ngành đặc thù thường xuyên gặp gỡ với khách hàng, có yêu cầu về mặt ngoại hình và bạn sẽ nghĩ, thông tin cá nhân ngoài những thông tin cơ bản như họ tên, số điện thoại, địa chỉ mail, bạn cần một ảnh đại diện thật bắt mắt, đúng không? điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Để có thể làm mục thông tin cá nhân của mình thật nổi bật và là khúc dạo đầu để kích thích nhà tuyển dụng chú ý hơn các nội dung bên dưới CV xin việc kinh doanh, bạn cần một ảnh nghiêm túc, trang phục, đầu tóc, gọn gàng, quan trọng là thần thái tự tin. Ảnh không phải là yêu cầu bắt buộc. Cho nên đừng lo lắng quá nhiều rằng, phần thông tin cá nhân của mình sẽ thiếu sót. Nếu bạn không tự tin về ngoại hình của mình bạn có thể không cần để ảnh đại diện, chỉ cần tối ưu các thông tin cơ bản vừa nêu dưới các gạch đầu dòng cho rõ ràng như sau:

– Họ và tên (Ghi đầy đủ họ tên của bạn nếu bạn viết CV ngoại ngữ thì hãy thêm tên nước ngoài nếu có, ví dụ như bạn viết CV xin việc tiếng Hàn thì hãy thêm một phần tên tiếng Hàn của mình nếu có)

– Ngày tháng năm sinh

– Địa chỉ (Hãy ghi địa chỉ chi tiết nơi bạn đang ở)

– Mail (Hãy tạo một địa chỉ mail thật chuyên nghiệp và nghiêm túc)

– Số điện thoại. (Hãy ghi số bạn thường xuyên sử dụng nhất hoặc có thể ghi 2 số để nhà tuyển dụng có thể liên hệ bạn dễ hơn)

Cũng giống như phần ảnh đại diện, để tỏ ra bạn là người trưởng thành để đảm bảo được yêu cầu của công việc, bạn có thể thay mới một địa chỉ mail chuyên nghiệp có liên quan đến công việc hay vị trí dạng như: [email protected] hay [email protected] sẽ thuyết phục và chuyên nghiệp hơn nhiều.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Người ta vẫn nói, kinh doanh thiên về giao tiếp, thái độ, kỹ năng xã hội cũng là ngành mà công việc của họ đặc trưng bởi sự tham vọng, kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể bởi vì thường xuyên tiếp xúc với doanh số và áp lực công việc…cho nên trước khi nhấn mạnh đến kỹ năng thuyết phục khách hàng, bán hàng như thế nào…nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến định hướng và mục tiêu của ứng viên trước. Để thể hiện mình là ứng viên năng động, phù hợp cho nghề kinh doanh, bạn cần trình bày thật rõ ràng mục tiêu của bản thân thành ngắn hạn và dài hạn đặc biệt là một vị trí, chức vụ cao hơn trong tương lai, bạn muốn nhắm đến và đạt được bằng sự trau dồi kinh nghiệm và sự nỗ lực ví dụ như:

– Ngắn hạn: Sử dụng những kinh nghiệm đã có của mình và học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cấp trên để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao doanh số, trở thành nhân viên kinh doanh xuất sắc.

– Dài hạn: Trong hai năm sau, nỗ lực trở thành trưởng phòng kinh doanh để đóng góp khả năng của mình vào mục tiêu phát triển lâu dài của công ty.

Là nhân viên kinh doanh, hơn ai hết bạn phải là người nắm được rõ nhất chiến lược phát triển, mục tiêu, định hướng lâu dài của công ty để định hướng CV của mình cho phù hợp nhé. Đã xong phần mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh, chúng ta cùng tìm hiểu xem trong CV xin việc kinh doanh, bạn cần những kỹ năng quan trọng nào nhé.

2.3. Kỹ năng

Dù đã có kinh nghiệm kinh doanh hay chưa thì phần kỹ năng ghi vào CV này bạn cũng cần đặc biệt lưu ý. Bởi vì, mỗi ngành đểu có đặc thù riêng và những kỹ năng riêng để nâng cao hiệu quả công việc. Dĩ nhiên, bạn có thể có nhiều kĩ năng và muốn ghi chúng vào CV, song nó sẽ vô ích nếu như những kỹ năng đó, không phục vụ một chút gì cho quá trình tạo ra doanh số của bạn. Ngoài hai kỹ năng, cơ bản nhất bản cần phải đảm bảo có đó là kỹ năng tin học văn phòng và giao tiếp, bạn cần thêm: khả năng làm việc dưới áp lực cao, khả năng thuyết trình, am hiểu tâm lý khách hàng…Nếu bạn có khả năng tự thiết kế CV, tốt nhất hãy làm thêm những thang đánh giá về mức độ tốt các kỹ năng của bạn. Không những giảm bớt được không gian chi tiết bởi phần chữ mà còn làm mẫu CV nhân viên kinh doanh của bạn trở nên khoa học và đẹp mắt hơn.

2.4. Trình độ học vấn

Có lẽ, một trong những công việc không quan tâm quá nhiều đến tên trường, chuyên ngành, miễn là bạn đủ kỹ năng và thái độ tốt. Sẽ là lợi thế nếu bạn tốt nghiệp trường kinh tế hay chuyên ngành tài chính, tuy nhiên, đây không phải là nội dung nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Như phần thông tin cá nhân, bạn chỉ cần gạch đầu dòng 3 nội dung: Tên trường , chuyên ngành và GPA nếu như bạn tham gia các khóa học khác liên quan tới công việc kinh doanh thì bạn cũng có thể thêm ở đây.

2.5. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm luôn là điểm nhấn để nhà tuyển dụng căn cứ lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Song điều đó, không có nghĩa là bạn mang toàn bộ những công việc mình đã làm và trình bày vào đó. Nên nhớ rằng, mẫu cv cho nhân viên kinh doanh chỉ là bản tóm lược các thông tin tinh túy và ngắn ngọn nhất.

Dù là mục quan trọng, kinh nghiệm kinh doanh cũng không ngoài tiêu chí đó. Có ba nhân tố quan trọng làm nên độ “phủ sóng” của kinh nghiệm trong CV xin việc kinh doanh bao gồm: Tên công ty, tổ chức, bạn từng gắn bó, thời gian bạn làm việc, vị trí và công việc bạn từng làm tại công ty đó. Dĩ nhiên, phải là kinh nghiệm cụ thể liên quan đến vị trí kinh doanh như: Tiếp cận chăm sóc khách hàng, thiết lập mạng lưới nhà phân phối tại đại lý bán bánh kẹo…Trường hợp không có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể đề cập đến những thế mạnh có tác dụng thúc đẩy công việc kinh doanh bao gồm những kỹ năng, những lý thuyết, thực hành bạn có được khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường…

2.6. Hoạt động, dự án

Bạn có thể hướng nội và chỉ tập trung vào chuyên ngành tính toán của bạn trong suốt những năm tháng đại học và ra trường, song với một ngành đặc thù yêu cầu giao tiếp, tương tác xã hội như kinh doanh thì việc không tham các hoạt động để thúc đẩy kỹ năng bán hàng hay giao tiếp tăng nhanh sẽ là điểm yếu của bạn khi cạnh tranh CV với những ứng viên khác dù cho điều này có liên quan đến sở thích, tính cách của bạn hay không. Với lý do này, chắc bạn biết đến tầm quan trọng của một số hoạt động xã hội như tham gia những câu lạc bộ về kinh doanh hay phát triển nâng cao năng lực bán hàng, tình nguyện hay một số dự án liên quan đến tìm hiểu, khai thác tâm lý khách hàng quan trọng thế nào rồi chứ. Đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để làm hồ sơ xin việc kinh doanh tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng với hoạt động và dự án từng tham gia nhé.

2.7. Giải thưởng và chứng chỉ, sở thích, người tham chiếu

Thông qua chứng chỉ đạt được như tin học, trình độ tiếng Anh trong CV Ielts 7.0 hay chứng chỉ hoàn thành khóa học kinh doanh chuyên nghiệp tại trung tâm trong và ngoài nước sẽ là một lợi thế để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm, họ có thể tin nhưng khó có thể kiểm chứng được độ trung thực của thông tin nếu bạn không để thông tin tham chiếu, tuy nhiên, thông qua chứng chỉ ghi trong CV và minh chứng trong hồ sơ xin việc họ sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về năng lực cũng như dễ dàng đánh giá được quá trình rèn luyện, học tập của bạn trong trường hay trước khi ứng tuyển thế nào.

Thêm vào đó, một nội dung bổ sung thêm mà bạn cũng có thể được cộng điểm trong mắt nhà tuyển dụng,đó là: sở thích. Một trong những lý do để những người làm nhân viên kinh doanh không thể gắn bó với công ty của họ đến cùng như các công việc kế toán hay hành chính văn phòng khác, đó là áp lực doanh số cực cao. Với đặc thù như vậy, chúng ta chỉ có thể gắn bó và hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm nếu đam mê công việc. Sở thích chính là nội dung mà ứng viên cần show ra để nhà tuyển dụng nhận ra rằng, bạn là người phù hợp với vị trí họ đang tuyển dụng.

Người tham chiếu trong CV kinh doanh thực chất là đối tượng mà doanh nghiệp căn cứ vào đây để kiểm tra độ chân thực của thông tin mà ứng viên để lại. Bạn sẽ gặp phải vấn đề lớn nếu lựa chọn không đúng người tham chiếu. Tốt nhất, đối tượng bạn nên lựa chọn chính là: hiểu bạn, hiểu công việc của bạn, hiểu những đóng góp của bạn trong công việc cũ của bạn. Bạn nên liên lạc với trước với người tham chiếu và để lại các thông tin cụ thể như: Tên – vị trí của họ, tên công ty cũ của bạn và số điện thoại của họ thường xuyên sử dụng.

Trên đây là những hướng dẫn cụ thể nhất về cách viết CV cho nhân viên kinh doanh bạn có thể tham khảo. Bên cạnh đó, bạn có thể cần đến vài bí quyết sau đây để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong một nốt nhạc. Theo dõi luôn ngay dưới đây nhé.

3. Những bí quyết lựa chọn mẫu CV kinh doanh phù hợp nhất

Những bí quyết lựa chọn mẫu CV kinh doanh “tia” nhà tuyển dụng

3.1. Lựa chọn mẫu CV kinh doanh với “ngoại hình” bắt mắt

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, nội dung là phần quan trọng bậc nhất bạn cần đầu tư trong CV, tuy nhiên, bề ngoài của CV xin việc, đặc biệt là về thiết kế và màu sắc có tác động mạnh đến ánh mắt của nhà tuyển dụng và đó chính là cầu nối để hút họ và nội dung bạn đã trình bày. Nếu không đủ khả năng tự thiết kế một bản CV cho dân kinh doanh sáng tạo cho riêng mình thì bạn có thể lựa chọn mẫu CV mới nhất, có màu sắc bắt mắt để thu hút ánh nhìn của nhà tuyển dụng. Một tip khác khi lựa chọn màu sắc CV đó là, nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng tập trung sự để ý vào những màu có kết nối với thương hiệu của họ. Bạn có thể để ý điều này để lựa chọn màu cho phù hợp, tránh sự lòe loẹt hay “lố” quá mức.

>> Tham khảo: Hướng dẫn viết CV mẫu tiếng Anh cho Sales

3.2. Sử dụng lớp từ khóa chuyên ngành

Sẽ thật phí nếu như trong một bản CV ứng tuyển vị trí nhân viên, bạn không thể đưa ra được lớp từ chuyên ngành kinh doanh hay những yêu cầu chỉ có “dân kinh doanh mới hiểu” mà bằng những thông tin chung chung mà nhà tuyển dụng có thể tìm thấy ở bất kỳ một bản CV khác. Sự tinh tế của bạn phải được phát huy đúng chỗ để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bản CV kinh doanh của bạn là độc nhất, do chính bạn làm chứ không phải nhờ trên sự “góp sức” của những mẫu CV rải rác trên mạng. Dĩ nhiên, nhiều trang web uy tín như timviec365.com.vn có thể cung cấp cho bạn những mẫu CV xin việc kinh doanh chuẩn, uy tín…nhưng đó chỉ là địa chỉ tham khảo, bạn phải linh hoạt và điền vào CV kinh doanh của bạn đúng với trường hợp của bạn nhất.

3.3. Ngắn gọn,cô đọng, súc tích là từ khóa

Một lần nữa nhé, nhưng tôi tin rằng, lời khuyên này không thừa với bạn nếu muốn sở hữu một mẫu CV nhân viên kinh doanh hoàn hảo, đó là yếu tố ngắn gọn, cô đọng. Đó không có nghĩa là bạn cắt bớt nội dung thông tin hay bỏ bớt một mục nội dung nào mà chỉ tập trung những ý chính nhất, quan trọng nhất liên quan đến vị trí nhân viên kinh doanh mà doanh nghiệp đang tuyển dụng bằng những gạch đầu dòng tránh nhồi nhét thông tin một cách tràng giang đại hải. Nếu có am hiểu công nghệ và say mê thiết kế, bạn có thể nghĩ đến tối ưu hóa một số từ khóa chung, đề mục bằng hình ảnh đồ họa cũng là ý hay để làm CV của bạn trở nên hút nhà tuyển dụng bởi độ khoa học.

3.4. Nói không với sai chính tả

CV xin việc là bản tóm lược nội dung nên bất kỳ một lỗi chính tả nào dù nhỏ cũng trở thành một hạt sạn to đùng và đưa đến sự mất cảm tình ngay lập tức từ nhà tuyển dụng. Do đó, trước khi nộp CV xin việc kinh doanh, hãy đọc lại thật kỹ để soát lỗi chính tả nhé.

4. Tạo và tải CV kinh doanh tại timviec365.com.vn

Sự bùng nổ của Internet tạo điều kiện để bạn tự tải về những mẫu CV kinh doanh với thiết kế đa dạng, đẹp mắt, thậm chí là miễn phí chỉ cần một cú click chuột. Tuy nhiên, sự phổ biến quá mức này cũng gây ra không ít khó khăn để bạn phân biệt được đâu là bản đề mô hướng dẫn viết CV chuẩn, đâu là bản CV mới nhất trong cả biển CV đa ngành nghề. Nếu đang rơi vào tình huống đó, hãy chọn timviec365.com.vn làm điểm dừng chân bạn nhé. Với ngân hàng CV đa dạng ngành nghề với nhiều mẫu thiết kế đẹp và mới nhất, được lên ý tưởng từ đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và một bước đăng ký và tải về máy nhanh nhất với giá 0 đồng. Đây chính xác là địa chỉ uy tín nhất “đáng đồng tiền bát gạo” để bạn tải về mẫu cv xin việc kinh doanh ấn tượng nhất. Còn chần chừ gì nữa, truy cập timviec365.com.vn để sở hữu CV ngay thôi.

Hi vọng những thông tin trên đây hướng dẫn viết CV kinh doanh đầy đủ, chi tiết nhất cùng địa chỉ download mẫu cv xin việc kinh doanh chuẩn, uy tín nhất sẽ thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm tìm được vị trí kinh doanh ưng ý nhé. Thân ái.