Neuromarketing là tiếp thị thần kinh, đây là một hình thức tiếp thị áp dụng tâm lý học thần kinh vào để phân tích và nghiên cứu thị trường.
Neuromarketing là hành vì đo lường, nghiên cứu những phản ứng của khách hàng, người tiêu dùng thông qua việc sử dụng những công cụ, công nghệ hình ảnh hóa não bộ. Thông qua những thiết bị khoa học, hình ảnh của não bộ cùng với các kích thích sẽ được thống kê và thu thập để đánh giá độ hiệu quả của những chiến dịch tiếp thị đối với việc thu hút sự chú ý của khán giả.
Thông qua việc đo đạc, nghiên cứu hình ảnh, các nhà khoa học sẽ thu được những tín hiệu, những thông tin kỹ càng hơn trong việc đánh giá. So sánh với những cách thức đo đạc trước kia như phỏng vấn hoặc làm khảo sát thì Neuromarketing hiệu quả hơn gấp nhiều lần vì nó có thể thu được cả những kích thích mà người tiêu dùng không chủ động để ý tới. Qua đó có thể tác động đến khách hàng theo một cách mà không gây khó chịu cho họ.
Những nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn những quyết định mua hàng đều được đưa ra trong tiềm thức mà không phải thông qua việc đắn đo suy nghĩ. Bằng Neuromarketing, các công ty có thể “bắt sóng” được khách hàng của mình và thuyết phục họ mua hàng thông qua việc kích thích đến tiềm thức. Những thương hiệu mang đến những cảm xúc nổi bật thường đem lại doanh thu tốt hơn những công ty cùng ngành nghề. Những quyết định của khách hàng đôi khi có phần phi lý nhưng dưới góc độ của Neuromarketing thì được giải thích một cách hợp lý và logic.
Để có thể tiến hành đo đạc cũng như thu thập thông tin về phản ứng của khách hàng, bạn cần có một phòng nghiên cứu với những thiết bị khoa học chuyên dụng về việc giám sát cơ thể người cũng như trích xuất thông tin thu thập được. Từ những thông tin đó có thể đánh giá kỹ càng và đưa ra những thay đổi trong việc tiếp thị.
Hiện nay có 3 loại kỹ thuật chính được áp dụng trong lĩnh vực nghiên cứu và thu thập thông tin Neuromarketing:
– Nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh trung ương: Đây là hệ thần kinh có chức năng chính trong việc tiếp nhận và hợp nhất thông tin cũng như điều khiển hành động của cơ thể. Thông qua đo đạc và theo dõi kích thích, ta có thể thấy được những yếu tố nào tác động mạnh đến nhận thức cũng như quyết định của khách hàng.
– Nghiên cứu hoạt động hệ thần kinh ngoại biên: Khác với hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên chỉ có chức năng thu nhận những kích thích bên ngoài. Đây là điểm chính trong việc nghiên cứu xem yếu tố nào sẽ được hệ thần kinh ngoại biên tiếp nhận mạnh hơn, qua đó gây ấn tượng mạnh hơn với khách hàng.
– Một số hoạt động theo dõi và nghiên cứu khác bao gồm phân tích giọng nói, tốc độ hô hấp hoặc đo đạc nhịp tim, huyết áp cũng được sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu Neuromarketing.
Đọc thêm: Marketing truyền thống là gì? Liệu đã thực sự lạc hậu hay chưa?
Khách hàng sẽ không ngại việc mua hàng của bạn, họ chỉ cần có một lý do hợp lý để mua thôi. Vì thế muốn chiến lược marketing của bạn hiệu quả thì bạn cần tạo cho khách hàng những lý do để mua sản phẩm. Những chiến lược marketing của bạn không chỉ phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn phải đưa ra giải thích hợp lý tại sao họ nên mua sản phẩm của bạn.
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng não bộ chúng ta sẽ phân vân và khó quyết định nếu có quá nhiều sự lựa chọn. Khách hàng luôn muốn có thật nhiều lựa chọn khi mua hàng nhưng việc đưa ra quá nhiều sản phẩm để lựa chọn lại khiến khách hàng khó quyết định và không mua hàng. Chúng ta chỉ nên đưa ra tối đa 3 sự lựa chọn cho khách hàng nhằm giảm tỉ lệ người xem hàng và tăng số lượng người mua hàng.
Con người ta luôn lo sợ mất những gì đang có hơn là mất những thứ chưa đạt được. Trong thực tế nếu bạn có 100.000đ và bị mất 50.000đ bạn sẽ buồn hơn việc mất cơ hội có thể nhận 200.000đ.
Chính vì thế khi thực hiện các chiến lược marketing bạn cần phải đưa ra cho khách hàng thấy những gì mà họ bị mất nếu bỏ qua sản phẩm thay vì nhấn mạnh những thứ họ đạt được sau khi mua sản phẩm.
Những dạng quảng cáo như “thời gian có hạn” “số lượng có hạn” luôn thu hút người mua đưa ra quết định mua hàng nhanh hơn. Khi số lựa chọn trở nên khan hiếm thì con người sẽ dễ dàng hơn trong sự lựa chọn, những thứ còn lại đều sẽ được coi là quý giá. Các nhà tâm lý học gọi hiện tượng này là “co rút t hế giới tạm thời” khiến nhận thức của con người thay đổi trong khoảng thời gian ngắn.
Tâm lý của con người luôn muốn có lợi cho mình chính vì thế hãy đánh vào tâm lý này của khách hàng. Hãy đưa ra một lựa chọn không tốt và sau đó đưa ra một lựa chọn tốt hơn, điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm kia như là một chiệc phao cứu sinh của họ vậy.
Hãy thông minh trong các chiến lược marketing bằng cách đưa ra một sản phẩm có giá cao sau đó lại đưa một sản phẩm gần tương tự nhưng có giá cả thấp hơn. Mức giá ban đầu sẽ là tiêu chuẩn để khách hàng so sánh với các sản phẩm khác.
Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà các thương hiệu nhắm đến, họ sẽ sử dụng những màu sắc riêng biệt để khơi gợi những cảm xúc về sản phẩm. Ví dụ như màu đỏ sẽ gợi ra sự đam mê, sôi nổi cùng với nhiệt huyết đối với khách hàng nên thường được sử dụng nhắm vào những người trẻ tuổi. Màu xanh dương mang lại cảm giác tin tưởng cũng như sự an tâm và uy tín nên thường sử dụng cho các ngân hàng để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Màu xanh lá lại đem lại những suy nghĩ về môi trường, sức khỏe cũng như sự phục hồi và thường được sử dụng cho các sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên. Những màu sắc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả đối với sự tác động vào tâm lý khách hàng.
Thông qua những phản ứng kích thích trong não bộ, chúng ta có thể phân tích được liệu khách hàng có đang hài lòng với sản phẩm được thể hiện qua các chiến dịch marketing, qua đó thực hiện những thay đổi trong tương lai. Thêm vào đó, việc đánh giá sự hài lòng cũng có khả năng hạn chế rủi ro và nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp vào những chiến dịch tiếp thị không hiệu quả. Bằng việc so sánh và thử nghiệm những phương án tiếp thị khác nhau trước khi chính thức tung ra thị trường, các công ty có thể tối ưu hóa doanh thu cũng như giảm thiểu chi tiêu hiệu quả hơn.
Đọc thêm: Chiêu thị là gì? Vai trò của chiêu thị trong Marketing là gì?
Phương án này được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực tiếp thị đặc biệt là trong thị trường trò chơi điện tử. Bằng cách mang đến những giảm giá, những phần thưởng hấp dẫn đối với người chơi, các công ty trò chơi sẽ duy trì được lượng người chơi ổn định từ đó tiếp tục khai thác được những khách hàng trong tương lai. Một ứng dụng mà được áp dụng bởi những thương hiệu nhỏ trong việc gây chú ý đối với khách hàng cũng như tiêu thụ sản phẩm đó là việc cho khách hàng chơi trò chơi với những phần quà là voucher hay mã giảm giá. Những trò chơi đơn giản sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng cùng với việc tạo niềm vui và cảm giác chiến thắng. Trong khi đó, những voucher hay mã giảm giá sẽ giúp tăng doanh thu và thu hút khách hàng quay lại vào lần tới.
Đây là một nghiên cứu rất thú vị trong việc tác động vào tâm lý khách hàng. Mức giá 100.000 đồng và 99.000 đồng hầu như không có sự khác biệt về giá trị nhưng sẽ tạo ra những sự khác biệt lớn trong nhận thức của khách hàng, Những mức giá tròn như 10, 100, 1000 sẽ mang lại cảm giác và quyết định dựa trên cảm xúc. Trong khi đó những mức giá lẻ như 99.000 lại mang lại quyết định có tính lý trí, cân nhắc kỹ càng hơn, đòi hỏi nhiều hoạt động logic của não bộ hơn. Qua đó, người mua sẽ bị thuyết phục bởi những quyết định logic liên quan đến sản phẩm. Tùy thuộc vào loại sản phẩm mà các công ty có thể điều chỉnh giá cả của mình để thu về những kết quả mong muốn
Đây là một phương pháp thường được dùng bởi báo và tạp chí để thu hút nhiều khách hàng hơn. Trang nhất của các tờ báo thường đăng những tin giật gân, được chọn lọc cùng với đó là những hình ảnh, tiêu đề bắt mắt nhằm thu hút sự chú ý. Bằng những tin tức, tiêu đề đó, người đọc sẽ bị thu hút đề tiếp tục đọc báo cũng như các tin tức tiếp theo. Những nghiên cứu chỉ ra rằng, những tiêu đề mới lạ, khơi gợi trí tò mò thường thu hút người đọc hơn là những tiêu đề rõ ràng rành mạch về nội dung của bài báo.
Qua bài viết vừa rồi, timviec365.com.vn đã giới thiệu đến các bạn về Neuromarketing là gì cũng như các phương pháp nghiên cứu và một số ứng dụng của khoa học thần kinh trong tiếp thị. Mong rằng những thông tin trên sẽ đem lại những kiến thức bổ ích cho các bạn!