LOADING

Nên học kế toán gì để ra trường có cơ hội xin việc rộng mở nhất

1. Bạn hiểu kế toán là gì?

Trước khi quyết định theo học ngành này thì bạn phải hiểu được bản chất của công việc kế toán là gì. Nói theo một cách dễ hiểu thì kế toán là quá trình ghi chép, xác định, tổng hợp và báo cáo các thông tin kinh tế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho người ra quyết định, giám đốc hay cơ quan chủ quản. Những gì mà kế toán đã tổng hợp và ghi lại sẽ được thể hiện trên bản báo cáo tài chính định kỳ hàng tháng, quý, năm và tạo thành hệ thống kế toán.

2. Nên học kế toán gì cho phù hợp với bạn?

Trong doanh nghiệp chia thành 2 lĩnh vực là kế toán tổng hợp và kế toán doanh nghiệp đóng vai trò như một bộ phận hữu cơ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với những người làm ở doanh nghiệp nhỏ thì sẽ đảm nhận cả hai vai trò làm kế toán tổng hợp và kế toán doanh nghiệp nên nhiều người chưa thể hiểu hết về vai trò của hai lĩnh vực này. Vậy đâu mới là lĩnh vực kế toán phù hợp với bạn?

Dưới đây sẽ là mô tả về kế toán tổng hợp chi tiết để bạn tham khảo

2.1. Kế toán tổng hợp

Là những việc ghi chép sổ sách một cách tổng quát để thể hiện nghiệp vụ kinh doanh trên các tài khoản, báo cáo sổ kế toán và tài chính theo những chỉ tiêu về giá trị của doanh nghiệp. Cụ thể những nhiệm vụ của một người kế toán tổng hợp bao gồm các công việc sau:

– Kiểm tra các nghiệp vụ, định khoản đã phát sinh.

– Kiểm tra những số liệu đã được ghi nhận với các số liệu thực tế có thật sự chính xác và thống nhất chưa.

– Kiểm tra số dư nợ cuối kỳ còn tồn so với thực tế.

– Theo dõi và đưa ra những đề xuất, giải pháp hợp lí đổi với những khoản công nợ.

– Xác định giá thành của từng sản phẩm của doanh nghiệp.

– Tổng hợp kế chuyển định kỳ hàng tháng và lập các báo cáo tái chính định kỳ, lập báo cáo kê khai thuế cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Hỗ trợ cung cấp các số liệu khi cần thiết cho các cơ quan chức năng và đề xuất các phương án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.2. Kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp làm những công việc thu thập, phân tích và đành giá các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Trong kế toán doanh nghiệp lại phân ra thành 2 bộ phận nhỏ là kế toán nội bộ và kế toán thuế. Cũng giống như kế toán tổng hợp thì kế toán doanh nghiệp cũng phải làm những công việc cụ thể như sau:

– Có khả năng thu thập và tổng hợp các hóa đơn phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty. Ngoài ra cần kiểm tra tính hợp lệ, giá trị của hóa đơn.

– Giám sát những khoản thu nợ, chi phi phát sinh và tổng hợp lại một cách cụ thể. Bên cạnh đó giám sát những khoản nợ phải trả của doanh nghiệp và đề xuất những phương án giải quyết kịp thời.

– Hạch toán, lập báo cáo và phân tích về tình hình tài chính của doanh nghiệp theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.

– Kiểm kê hàng nguồn quỹ, công nợ và hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Xem thêm: Học kế toán doanh nghiệp có khó không và câu trả lời cho bạn

2.3. Lựa chọn học kế toán tổng hợp hay kế toán doanh nghiệp?

Hiện nay, dịch vụ kế toán tổng hợp thường được thuê và mời hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ nhằm kết chuyển thu chi, hạch toán và kế khai thuế theo đúng quy định của pháp luật. Người học kế toán tổng hợp sẽ có thể làm việc một cách linh hoạt và không bị lệ thuộc và môi trường làm việc nhất định.

Trái với kế toán tổng hợp thì kế toán doanh nghiệp sẽ làm việc trong môi trường nhất định trong doanh nghiệp. Do vậy, nhân viên kế toán doanh nghiệp sẽ có cơ hội làm việc ổn dịnh, gắn bó lâu dài với công ty, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như được hưởng các khoản lương, phúc lợi hấp dẫn từ phía doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa để tiết kiệm chi phí thường sẽ kế hợp công việc và vai trò của kế toán tổng hợp và kế toán doanh nghiệp trong cùng một vị trí. Đồng nghĩa với việc nhân viên kế toán sẽ vừa đảm nhận các chức năng của kế toán nội bộ vừa đảm nhận làm các báo cáo thuế và nộp báo cso thuế cho doanh nghiệp.

Mỗi lĩnh vực thường có những ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó, các bạn cần phải căn cứ vào nhu cầu và mục đích làm việc vủa mỗi người để lựa chọn học kế toán tổng học hay kế toán doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy trình kế toán là gì? Trình tự thực hiện của kế toán doanh nghiệp?

3. Nên học kế toán chuyên ngành nào?

Có 3 chuyên ngành kế toán chính thường được đào tạo tai các trường đại học hiện nay là kế toán doanh nghiệp, kế toán kiểm toán và kế toán công. Mỗi chuyên ngành đều được tạo tạo những kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn ứng với tính chất công việc cụ thể.

3.1. Chuyên ngành học kế toán doanh nghi​ệp

Đây được coi là chuyên ngành sâu về kế toán quản trị và kế toán tài chính trong doanh nghiệp. Người học chuyên ngành này sẽ được đào tạo để nắm chắc các quy trình nghiệp vụ kế toán và công tác tổ chức kế toán. Ngoài ra còn bổ sung các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp, chế độ, chuẩn mực kế toán. Có thể thấy rằng ngành học này thường liên quan mật thiết với những công việc kế toán nội bộ của công ty.

Một số môn học đặc trưng của chuyên ngành này như: tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính, nguyên lý kế toán, pháp luật doanh nghiệp,…

3.2. Chuyên ngành học kế toán – kiểm toán

Học chuyên ngành kế toán – kiểm toán thường làm những công việc chủ yếu như tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá báo cáo tình hình biến động tài chính trong doanh nghiệp. Phạm vi của kế toán – kiểm toán được phân bổ rất rộng và bao gồm những lĩnh vực như kiểm toán hiệu quả, kiểm toán thông tin, kiểm toán hiệu năng và kiểm toán tính quy tắc. Chuyên ngành học kế toán – kiểm toán khá khó khăn và thử thách nhưng cơ hội triển vọng và phát triển lại rất cao vì vậy nếu bạn nào đam mê với chuyên ngành này thì có thể thử sức.

Các môn học không thể thiếu với chuyên ngành nay bao gồm: môn kiểm toán báo cáo tài chính, môn kiểm toán căn bản, môn kiểm soát nội bộ, môn kiểm soát hoạt động, bộ môn phân tích và thẩm định đầu tư tài chính,…

3.3. Chuyên ngành học kế toán công

Khi học chuyên ngành kế toán công sinh viên sẽ được dạy những lý thuyết tổng quan về nghiệp vụ kế toán, quy trình hạch toán, tổ chức công tác kế toán, kiến thức về tài chính công, quản lý thu chi và ngân sách nhà nước, những hệ thống chuẩn mực trong lĩnh vực công và tư.

Với chuyên ngành học kế toán thì sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại tất cả các đơn vị quản lý tài chính hay cơ quan sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí do nhà nước thành lập. Vị trí làm việc rất đa dạng như là làm kế toán thu ngân sách, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách nhà nước, kế toán quản trị công,…

Nhìn chung cơ hội làm việc của ngành kế toán rất rộng mở do vậy nếu bạn có sự cẩn thận, khả năng tính toán, tư duy tốt thì mình nghĩ đây sẽ là một ngành học rẩt thích hợp với bạn và có thể mang lại mức thu nhập ổn định. Mỗi chuyên ngành kế toán lại có những đặc điểm và phù hợp với mỗi tính chất công việc khác nhau do vậy bạn nên cảm nhận xem mình muốn làm trong môi trường doanh nghiệp hay nhà nước hay muốn đương đầu thử thách với những nghiệp vụ chuyên môn khó để chọn ra chuyên ngành học kế toán phù hợp với mình.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của mình sẽ giúp các bạn có góc nhìn rộng hơn về ngành nghề này. Từ đó bạn có thể biết mình nên học kế toán gì? Và nên học kế toán chuyên ngành nào? để giúp cơ hội làm việc của bạn sau này được rộng mở hơn.