LOADING

Kỹ năng lãnh đạo nhóm và yếu tố, cách phát triển kỹ năng này

1. Kỹ năng lãnh đạo nhóm là gì

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng bạn sử dụng khi quản lý người khác, có thể là trong một nhóm để họ làm việc vì một mục tiêu chung. Kỹ năng lãnh đạo đòi hỏi bạn phải thúc đẩy, khuyến khích, dẫn dắt và tạo động lực và môi trường để mọi người trong nhóm có thể hoàn thành những nhiệm vụ một cách nhanh chóng, đạt mục tiêu, thường là làm theo một lịch trình cụ thể. Bởi vậy, kỹ năng lãnh đạo rất quan trọng, nó không chỉ là một kỹ năng mà là sự kết hợp của nhiều kỹ năng làm việc khác nhau.

Một người lãnh đạo hiệu quả cần tạo ra một tầm nhìn về tương lai một cách hào hứng cho các thành viên, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho mọi người cùng tham gia với tầm nhìn đó, dẫn dắt, huấn luyện và xây dựng một nhóm để đạt mục tiêu công việc hiệu quả hơn. Để làm được những điều đó, người đứng đầu phải kết hợp những yếu tố, những kỹ năng để hình thành lên kỹ năng lãnh đạo cho mình. Vậy những yếu tố đó là gì để tạo nên người có kỹ năng lãnh đạo giỏi, cùng timviec365.com.vn theo dõi tiếp phần dưới đây nhé!

Xem thêm: Năng lực lãnh đạo quản lý là gì? Những vấn đề xoay quanh năng lực này

2. Những yếu tố và cách tạo nên kỹ năng lãnh đạo nhóm tốt

2.1. Xây dựng mối quan hệ

Việc xây dựng mối quan hệ là nền tảng cho việc một nhóm có hoạt động hiệu quả hay không. Một số lãnh đạo có quan điểm là không cần nhân viên yêu mến ở nơi làm việc, có thể quan điểm này đúng nhưng nó hơi độc tài. Nếu bạn muốn công việc bạn giao cho họ được thực hiện trôi chảy và hiệu quả hơn, thì việc xây dựng một nhóm gắn kết là rất quan trọng. Các nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ cần học các kỹ năng xây dựng mối quan hệ làm việc tốt ở nơi làm việc.

Qua khảo sát về sự gắn bó của nhân viên, những tổ chức kinh doanh có sự tham gia của những nhân viên tốt thì sẽ giảm 41% sai sót trong công việc, tỷ lệ nghỉ phép cũng ít hơn 37%, năng suất công việc tăng 21%. Tất cả những điều này là do có sự tham gia nhất quán của tất cả nhân viên. Nên có thể bạn nghĩ mình không cần nhân viên yêu mến, nhưng chắc chắn bạn cần có kỹ năng xây dựng các mối quan hệ tốt.

Xây dựng mối quan hệ có thể là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với người lãnh đạo, nó giúp cho việc phân công các nhiệm vụ, trách nhiệm và mục tiêu trở nên hiệu quả hơn. Khi bạn có mối quan hệ tốt với nhân viên, bạn có thể biết điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để giúp họ phát triển tốt hơn.

Vì vậy, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn không cần được yêu mến ở nơi làm việc, bạn chắc chắn sẽ cần phải có kỹ năng xây dựng các mối quan hệ tốt để đạt được hiệu quả. Nếu nhóm của bạn rất gắn bó và vui vẻ ở nơi làm việc, bạn có thể sẽ được yêu mến hoặc ít nhất cũng được tôn trọng như một nhà lãnh đạo giỏi. Một người lãnh đạo biết xây dựng mối quan hệ cũng cần những kỹ năng nhỏ hơn như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng teamwork.

Một số cách bạn có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn trong nhóm của mình như:

– Chia sẻ về những câu chuyện, kinh nghiệm mà bạn đã học được trong sự nghiệp của mình tại các cuộc thảo luận nhóm để những người khác có thể hiểu hơn về bạn và học hỏi từ những kinh nghiệm đó.

– Viết viết lời động viên, cảm ơn nhân viên của bạn khi họ hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó, bạn có thể tuyên dương họ trong nhóm để mọi người đều biết người bạn đang công nhận là người có thành tích công việc ra sao.

– Tổ chức các hoạt động xây dựng nhóm: Bạn hoàn toàn có thể tổ chức một buổi giao lưu bóng đá giữa các thành viên trong nhóm sau giờ làm, hoặc một buổi giao lưu giữa các gia đình của nhân viên với nhau nhằm tạo sự kết nối giữa họ hơn. Đồng thời, bạn có thể cho mọi người thấy rằng bạn đang cố gắng giúp họ thoải mái, cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

2.2. Động viên nhân viên

Động viên nhân viên có mối quan hệ chặt chẽ với việc xây dựng mối quan hệ, khả năng thúc đẩy họ làm việc cũng quan trọng như việc duy trì mức độ gắn kết giữa họ. Một trong những kỹ năng lãnh đạo hiệu quả nhất là biết cách liên tục tạo động lực cho họ làm việc, cống hiến hết sức với công việc.

Một cách trực tiếp nhất để động viên nhân viên là khen thưởng. Hãy khen thưởng họ một cách công khai, nhưng nên sửa sai một cách riêng tư. Đây là cách đơn giản và được nhiều người ưa thích nhất.

2.3. Ra quyết định một cách quyết đoán

Một nhà lãnh đạo được giao nhiệm vụ ra quyết định mọi lúc, để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, những kỹ năng ra quyết định đó cần phải được nâng cao. Các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức của bạn trên quy mô lớn cần phải hợp lý và chắc chắn.

Trên thực tế, các quyết định của người lãnh đạo sẽ dẫn đến sự thành công của họ hay không, có thể là cả sự suy tồn của tổ chức. Để là một lãnh đạo nhóm, bạn cần phải đứng trước các quyết định của mình và tin tưởng vào chúng, như vậy mới có thể thuyết phục những người khác làm theo.

Người lãnh đạo xuất sắc có thể đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên các thông tin đã có. Việc ra quyết định sẽ phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Khi bạn đã quen thuộc và làm việc trong ngành của mình lâu, bạn có thể ra phán đoán và quyết định nhanh hơn, kể cả bạn chưa có đủ dữ liệu.

Tính quyết đoán có thể giúp các dự án diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Tính quyết đoán đòi hỏi phải nghiên cứu, đánh giá, giải quyết vấn đề và thiết lập mục tiêu nhanh chóng. Những người ra quyết định phải biết cách rút ra kinh nghiệm với các trường hợp tương tự, đánh giá xem phương án nào tối ưu nhất để đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả.

2.4. Giải quyết vấn đề và quản lý xung đột

Những người lãnh đạo nhóm cần biết cách giải quyết các vấn đề liên quan đến nhóm hay rộng hơn là trong công ty. Khi gặp phải một vấn đề cấp bách, người lãnh đạo phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đào sâu nguyên nhân rõ ràng rồi đưa ra những giải pháp hợp lý để có thể khắc phục vấn đề tốt nhất.

Tương tự với nó, quản lý xung đột cũng rất được chú trọng khi mà xung đột có thể xảy ra giữa hai hoặc nhiều cá nhân, có thể làm gián đoạn công việc. Nếu như trong kinh doanh thì xung đột có thể là rộng hơn, như xung đột của nhóm với khách hàng, với các nhà cung cấp, đối tác thì càng phải xử lý nhanh chóng. Nếu có xung đột diễn ra thì bạn cần ngay lập tức tham dự giải quyết hoặc ít nhất giảm thiểu những hậu quả xấu có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ tổ chức của mình.

Xem thêm: Những kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị mà bạn nên biết

2.5. Đáng tin cậy

Một lãnh đạo đáng tin cậy là người mà các thành viên trong nhóm tin tưởng. Yếu tố này không nghiêng về việc học tập mà đó là đạo đức, tính chính trực của mỗi người. Nó thực sự là một năng lực lãnh đạo hiệu quả, giúp bạn chiếm được lòng tin của mọi người và khiến họ gắn bó với công việc hơn. Các mối quan hệ bền chặt được hình thành từ độ tin cậy của nhân viên với người đứng đầu. Được nhóm của bạn tin tưởng cũng giúp ích cho quá trình giao tiếp trở lên thuận lợi, họ có thể chia sẻ với bạn những rào cản trong công việc của họ hoặc họ sẽ được truyền động lực làm việc từ bạn.

Để trở thành một lãnh đạo đáng tin cậy thì bạn cần học cách hoàn thành công việc đúng thời hạn, thẳng thắn, kể cả khi bạn không đạt được mục tiêu hoặc thực hiện lời hứa, hãy thông báo cho những người khác và có kế hoạch dự phòng.

2.6. Tư duy phản biện

Lãnh đạo một nhóm người đi tới mục tiêu là rất khó khăn và đòi hỏi nhiều yếu tố. Tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng hàng đầu cần có để có thể lãnh đạo thành công một nhóm. Những người có tư tưởng phản biện là những người ra quyết định thông minh, có khả năng phân tich cao và luôn lý trí. Những thuộc tính này rất cần thiết để dẫn dắt tổ chức đạt được mục tiêu. Khi có tư duy phản biện, những quyết định của bạn sẽ đều được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng một cách khách quan, từ đó lựa chọn được phương án tốt nhất.

Kỹ năng lãnh đạo nhóm là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công, thăng tiến trong sự nghiệp của những người quản lý. Nếu muốn là trở thành một quản lý tài ba, bạn cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng lãnh đạo giỏi. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những người sở hữu kỹ năng này, đơn giản vì nó cần thiết trong bất cứ ngành nghề nào.