LOADING

Khoa học Máy tính là gì? Cẩm nang dành riêng cho bạn

Việc Làm Lập Trình

1. Giải nghĩa khoa học máy tính là gì?

Khoa học Máy tính hay còn được hiểu là một nhóm ngành nghiên cứu dựa trên các cơ sở về lý thuyết, thông tin và những phép tính. Hay nói một cách khác thì khoa học máy tính là cách tiếp cận giữa khoa học và thực tiễn để thực hiện các phép tính toán và tích hợp các ứng dụng của nó trong việc nghiên cứu có hệ thống và tính khả thi về mọi mặt thông qua từng cấu trúc và biểu hiện cũng như các cơ giới hóa các thuật toán (hay cũng có thể hiểu nó là các thủ tục) một cách cơ bản nhất, để từ đó phía người dùng có thể dựa vào làm cơ sở để tính toán cho việc thu nhập, xử lý các thông tin, đại diện, thực hiện các lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Nói một cách ngắn gọn nhất thì khoa học máy tính có nghĩa là việc thực hiện các nghiên cứu từ phía người dùng về các quy trình trong thuật toán tự động hóa, bên cạnh đó còn có thể thực hiện việc nhân rộng trên một quy mô lớn hơn. Và một nhà khoa học máy tính không chỉ được gọi là một chuyên gia trong lĩnh vực về lý thuyết tính toán mà họ còn là chuyên gia về thiết kế cho chính các hệ thống tính toán đó.

Khoa học máy tính bao gồm khá nhiều các ngành hẹp khác nhau tuy nhiên nó vẫn trong cùng một lĩnh vực là về máy tính. Bên cạnh một số những nhóm ngành giữ vị trí trung lập tập trung vào các ứng dụng thực tiễn, có thể kể đến như thiết kế đồ họa trên máy tính, thì cũng sẽ có một số ngành khác lại tập trung vào việc thực hiện nghiên cứu đến những tính chất từ cơ bản đến phức tạp nhất theo từng tính chất của các bài toán và thực hiện các phép tính toán cho bài toán đó. Ngoài ra thì cũng sẽ có một số những ngành khác thực hiện việc nghiên cứu trong các vấn đề thực thi các phương pháp tính toán. Ví dụ, có thể kể đến như ngành lý thuyết ngôn ngữ lập trình, đây là nhóm ngành chuyên về việc thực hiện các nghiên cứu các phương thức tính toán trên nhiều cách mô tả khác nhau, trong khi ở ngành lập trình nghiên cứu cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các hệ thống phức tạp, và ngành tương tác người-máy tập trung vào những thách thức trong việc làm cho máy tính và công việc tính toán hữu ích, và dễ sử dụng đối với mọi người dùng.

Hiện nay, đây cũng là một trong những nhóm ngành học quan trọng tại các cơ sở hệ Giáo dục Đại học, cao đẳng chuyên về công nghệ thông tin trên toàn quốc. Với ngành khoa học máy tính thì bên cạnh việc trang bị cho các sinh viên các kiến thức chuyên môn thì các kiến thức về kỹ năng mềm cũng được các trường đẩy mạnh đào tạo.

Tham khảo: Việc làm kỹ thuật máy tính

2. Khoa học máy tính có phải là công nghệ phần mềm

Một trong những thực tế mà khá nhiều bạn thường gặp phải đó là hiểu nhầm giữa computer science (Khoa học máy tính) và information technology (Công nghệ thông tin) là một, điều này không chỉ xảy ra với những bạn không theo học trong lĩnh vực công nghệ máy tính mà ngay cả đối với những bạn đang theo học thì việc tưởng lầm 2 khái niệm này là một cũng là điều diễn ra rất nhiều, bởi 2 lĩnh vực này đều có nhiều điểm chung khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên, một điều mà bạn cần phải nắm được khi theo học ngành này, rằng sẽ không chỉ có Khoa học máy tính hay Công nghệ thông tin mà thực tế sẽ có tới 3 lĩnh vực quan trọng nằm trong việc nghiên cứu máy tính và đều được giảng dạy ở cấp đại học, bao gồm:

  • Computer engineering – Kỹ thuật máy tính
  • Information technology – Công nghệ thông tin
  • Computer science – Khoa học máy tính

Đây 3 chuyên ngành đều thuộc trong cùng một lĩnh vực nghiên cứu. Tất nhiên là ở mỗi chuyên ngành cũng sẽ có những điểm riêng biệt tập trung vào một khía cạnh cụ thể mà chuyên ngành đó hướng đến.

Tìm hiểu ngay: Ngành Kỹ thuật máy tính ra làm gì?

3. Một số những điểm sinh viên cần biết khi đăng ký học ngành Khoa học máy tính

3.1. Ngành Khoa học máy tính đào tạo những gì?

Ở mỗi một môi trường giáo dục, thì chương trình đào tạo của ngành Khoa học máy tính cũng sẽ có những thiết kế chương trình khác nhau, nhưng dù là sự riêng biệt nào đi chăng nữa thì tất cả các chương trình đó cũng đều phải dựa trên một nguyên tắc chung là đều phải đảm bảo được tính nguyên tắc cơ bản là đảm bảo việc thực hiện và cung cấp một cách đầy đủ nhất từ những kiến thức mang tính cơ bản đến những kiến thức mang tính chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết cho bất kỳ học viên nào khi theo học. Trong đó, cấu trúc chương trình dạy (hệ Đại học) sẽ được xây dựng trên một quy trình chung như sau:

Đối với sinh viên năm nhất, chương trình học sẽ chủ yếu hướng về nhứng kiến thức cơ bản nhất, bao gồm: Giới thiệu về chương trình Quản lý; Giới thiệu về hệ thống mạng lưới; Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu Khoa học máy tính ứng dụng; Phân tích & thiết kế hệ thống; Các khái niệm toán học cho máy tính; Hệ điều hành & Kiến trúc máy tính; Nguyên tắc cơ bản của phát triển phần mềm.

Bước sang năm 2, chương trình đào tạo sẽ tập trung hướng cho sinh viên nhiều hơn về các môn chuyên ngành, đây cũng là các bộ môn chuyên ngành và có vai trò quyến định đến quá trình tiếp nhận và áp dụng những kiến thức đã học vào trong chính công việc thực tế của sinh viên sau ra trường như: Phương pháp phát triển hệ thống; Phát triển chuyên nghiệp & doanh nghiệp Sáng tạo và đổi mới; Cấu trúc dữ liệu; Phát triển đối tượng mục tiêu cho hệ thống Java; Phương pháp nghiên cứu cho máy tính & công nghệ; Lập trình đồng thời; Hệ thống máy tính và kỹ thuật cấp thấp; Lý thuyết tính toán; Quản trị hệ thống & mạng

Và ở cuối mỗi chương trình học sinh viên sẽ được thực tập công việc thực tế tại chính các đơn vị, công ty, doanh nghiệp, hay thậm chí ở các tập đoàn lớn để áp dụng được chính những kiến thức trong chuyên ngành theo học vào công việc thực tế. Điều này không chỉ giúp các học viên có thể tiếp nhận kiến thức một cách tốt và thực tế nhất, mà đây cũng là hành trang để bạn có thể làm quen với công việc thực tế sau khi tốt nghiệ, từ đó có thể chuẩn bị hành trang thật thật vững vàng cho sự nghiệp tương lai sắp tới.

3.2. Chương trình khoa học máy tính yêu cầu gì ở đối tượng học?

Được biết đến là một trong những nhóm ngành chủ yếu thiên về nghiên cứu học thuật và lý thuyết, điều này cũng đồng nghĩa để có thể theo học cũng như ứng tuyển những công việc liên quan đến khoa học máy tính thì bản thân những người theo học cũng cần phải là những người có khả năng trong việc tư duy logic các vấn đề với nhau, cùng với một khối óc có khả năng trừu tượng tốt. Bên cạnh đó, tính tỉ mỉ, kiên nhẫn cùng khả năng chịu được áp lực công việc tốt, có khả năng phân bố thời gian côn việc cũng là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu trong bất các đặc thù của loại hình công việc nào

Ngoài ra, để có thể làm tốt công việc của một chuyên viên làm việc trong ngành Khoa học máy tính hay một kỹ sư khoa học máy tính, bạn cũng cần nắm thêm một số những kỹ năng như: Kỹ năng phản biện; Kỹ năng thương lượng; Kỹ năng làm việc nhóm

Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “khoa học máy tính là gì” hi vọng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn một góc nhìn tổng quan nhất trong chủ đề này, và nếu như bạn cũng đang có nguyện vọng thi tuyển vào ngành học này thì đừng quên nắm thật tốt những thông tin được chia sẻ trong bài để chuẩn bị cho mình mọt hành trang thật vững vàng nhé. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi và đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng mình trên timviec365.com.vn nhé!