Trong các cơ sở, tổ chức kinh doanh đi kèm với sản xuất thường tuyển kế toán giá thành riêng. Kế toán giá thành là vị trí chịu trách nhiệm về các loại chi phí hàng hóa, chi phí chung, giá thành của sản phẩm, giá bán hàng sản phẩm, v.v. Nhân viên kế toán giá thành cần thống kê chi tiết các loại chi phí trên, tính toán để giá cả để tối đa hóa lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp.
Nếu cơ sở, tổ chức kinh doanh đó chỉ đơn thuần nhập sản phẩm sẵn về bán thì công việc của kế toán giá thành không quá nhiều và quá khó khăn. Lúc này, nhân viên chỉ cần tính toán giá cả bán ra thị trường để đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Đối với các cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh thì vai trò và khối lượng công việc của nhân viên kế toán giá thành tăng lên đáng kể. Khi đó, họ phải theo dõi và thống kê chi tiết nhiều loại chi phí liên quan hơn. Nếu không làm việc tỉ mỉ, cẩn thận rất có thể dẫn đến sai sót.
Vai trò của vị trí này trong công ty được cấp trên vô cùng quan tâm vì chi phí và giá thành là hai yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc vận hành và phát triển công ty. Cụ thể, lợi nhuận của công ty gia tăng dẫn đến lương thưởng, các khoản đầu tư gia tăng, có thêm chi phí để phát triển các sản phẩm khác và phát triển công ty lớn mạnh hơn. Mà để thực hiện hóa điều này thì cần có nhân viên kế toán giá thành thật xuất sắc.
Xem thêm: Lợi nhuận kế toán là gì? Cách tính, biểu hiện lợi nhuận kế toán
Nước ta là đất nước đang phát triển do đó Nhà nước chủ trương luôn đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu ra nước ngoài. Đẩy mạnh sản xuất để có thể tự cung tự cấp cho nước ta, xuất nhập khẩu để giao thương, xây dựng quan hệ và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Do vậy mà các chủ kinh doanh quá khứ, hiện tại và tương lai cũng có phát triển theo hướng tự sản xuất, tự cấp vì vậy ứng viên không cần lo lắng về cơ hội việc làm kế toán giá thành. Tuy nhiên không vì khan hiếm nhân sự mà các công ty “dễ dãi” hơn về yêu cầu công việc. Qua mô tả trên, các bạn có thể thấy rằng vị trí này đóng vai trò quan trọng do đó dù có thiếu nhân lực thì công ty cũng sẽ không tuyển “bừa”. Vậy cụ thể về nhiệm vụ và yêu cầu của vị trí này là gì?
Xem thêm: Dịch vụ kế toán là gì? Nhiệm vụ của kế toán dịch vụ làm những gì?
Trước khi đưa ra mức giá thành bán ra thị trường, nhân viên kế toán cần thực hiện một số công việc để có tài liệu tính toán. Đầu tiên là thống kê chi tiết và tổng hợp các loại chi phí sản xuất vào một file. Các loại chi phí sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí dụng cụ, chi phí trả trước, các khoản vay và nợ, các chi phí chung phục vụ sản xuất như điện, nước, thiết bị, mua hàng, vật tư, v.v.
Tiếp theo, kế toán viên sẽ phân loại rõ ràng các chi phí theo từng công đoạn sản xuất, đơn hàng. Việc phân loại được coi là bước chuẩn bị, nếu thực hiện tốt bước này, kế toán viên sẽ tránh nhầm lẫn trong quá trình tính toán về sau. Phân loại cũng giúp mọi chi phí trở nên chi tiết và dễ dàng kiểm soát hay phát hiện lỗi, cập nhật giá hơn.
Sau khi đã tổng hợp và phân loại rõ ràng các khoản chi phí, kế toán viên sẽ dựa vào đó để tính toán giá thành sao cho đảm bảo ba loại là giá thành tính theo lý thuyết, giá định mức và giá thực tế bán ra thị trường. Bước này thể hiện rõ ràng nhất vai trò phân loại chi phí theo từng đơn hàng qua việc kiểm soát giá dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trong thị trường giá luôn biến động, kế toán viên cần có sự cập nhật nhanh chóng nhất định để có sự điều chỉnh giá phù hợp. Nếu không đưa ra các kế hoạch điều chỉnh kịp thời, để vuột mất “thời gian vàng” điều chỉnh thì công ty có thể chịu lỗ. Tùy vào sự biến động mà số lỗ công ty phải chịu là nhiều hay ít.
Hạch toán là quá trình theo dõi, giám sát, tính toán và ghi chép lại các hoạt động kinh tế. Với kế toán giá thành, nhân viên cũng cần hạch toán giá thành theo phương pháp mà công ty đã quy định. Phương pháp kế toán thường cố định trong từng công ty, mỗi công ty cũng sử dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp.
Trong quá trình hạch toán, kế toán viên cũng sẽ tổ chức đánh giá theo quy trình một cách cẩn thận và thông minh, tránh xảy ra sai sót không đáng có. Việc đánh giá sẽ giúp kế toán xem xét lại quá trình làm việc và phát hiện ra các lỗi để xử lý. Đồng thời qua đây, kế toán viên sẽ xác định được những gì chưa được và đưa ra điều chỉnh phù hợp trong hạch toán giá thành cho lần sau.
Đọc thêm: Cách hạch toán nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp
Thông qua các công việc đã hoàn thành, kế toán viên sẽ phân tích hiệu quả sản xuất dựa vào giá thành của từng đơn hàng. Chẳng hạn như đơn hàng đầu tiên chất lượng còn kém nhưng các đơn hàng sau chất lượng đã tăng lên do sản xuất ổn định hơn. Từ đó đưa ra đánh giá về hiệu quả sản xuất cho cấp trên để xem xét lại quy trình sản xuất.
Ngoài ra, kế toán viên cần báo cáo công việc định kỳ theo quy định của công ty. Qua đây công ty sẽ đánh giá ngược lại năng suất và hiệu quả công việc của kế toán viên để đề ra các mức lương, thưởng hay phạt. Một số báo cáo chính cần thực hiện như báo cáo sản xuất, báo cáo đơn hàng và báo cáo giá thành.
Mỗi loại báo cáo nhóm này lại bao gồm các báo cáo nhỏ hơn. Chẳng hạn như trong báo cáo sản xuất, nhân viên cần báo cáo được các vấn đề về nguyên vật liệu như giá nhập, lượng sử dụng, số lượng tồn kho, v.v và báo cáo về chi phí sản xuất. Tương tự các nhóm báo cáo còn lại cũng sẽ có các đầu mục báo cáo con riêng.
Kế toán viên cũng sẽ làm việc và phối hợp với bộ phận sản xuất, theo dõi và kiểm tra các việc nhập xuất, chi phí, số lượng và đơn giá. Xác định lượng tiêu hao nguyên liệu, kiểm soát các loại phiếu mua bán, nhập xuất.
Kế toán giá thành cũng sẽ làm việc với các bộ phận kế toán khác như kế toán tổng hợp, kế toán chi phí để hoàn thành công việc và giải đáp, xử lý một số vấn đề. Làm việc với bên thu mua để cập nhật chi phí nguyên liệu, các mặt hàng, thiết bị, dụng cụ, v.v. Một nhiệm vụ quan trọng khác là lưu trữ tài liệu, chứng từ, sổ sách liên quan và tham gia các cuộc họp được tổ chức. Với các kế toán viên giá thành đã làm việc lâu, có thể đảm nhận vai trò hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới.
Xem thêm: Mô tả công việc kế toán tổng hợp chi tiết từ A đến Z cho bạn
Tương tự như các kế toán viên ngành khác, nắm trong tay “giá trị” của công ty do đó ứng viên hay nhân viên cần đảm bảo những yêu cầu và quy định chung của nghề. Một số yêu cầu riêng của ngành như có tính tỉ mỉ, cẩn thận để tránh sai sót trong quá trình làm việc. Có cách làm việc thông minh để tối thiểu hóa thời gian mà vẫn nâng cao hiệu suất làm việc.
Kế toán phải là một người có chuyên môn tốt, có khả năng xử lý vấn đề, tính toán chi phí tốt và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, các công ty khác nhau cũng sẽ yêu cầu thêm các kỹ năng khác nhau. Điều quan trọng nhất là sinh viên theo học ngành kế toán rất nhiều do đó khả năng cạnh tranh giữa các ứng viên khá cao.
Trên đây đã mô tả chi tiết để giải đáp kế toán giá thành là gì, làm gì và những thách thức cũng như cơ hội việc làm kế toán giá thành.