1.Thực hiện các công việc đầu ca:
– Kiểm tra hàng hoá, nguyên vật liệu về số lượng và chất lượng khi hàng về.
– Xử lý hàng tồn đọng từ hôm trước.
– Kiểm tra hình thức cá nhân và phân công công việc, khu vực làm việc cho nhân viên.
– Bố trí công việc hàng ngày trong bếp và chỉ đạo, điều hành toàn bộ nhân viên Bếp.
– Phân công công việc cho nhân viên của bộ phận trước khi vào ca phục vụ.
2. Tổ chức chế biến món ăn:
– Nhận order món.
– Phân công công việc cho nhân viên chế biến món ăn theo yêu cầu hoặc trực tiếp chế biến món ăn tuỳ theo từng trường hợp.
– Hỗ trợ nhân viên thực hiện công việc kịp thời khi nhân viên gặp khó khăn.
– Kiểm tra về số lượng, chất lượng món ăn, đảm bảo món ăn đã được chuẩn bị và chế biến theo đúng quy trình, tiêu chuẩn số lượng, định lượng, chất lượng của Công ty, phù hợp với các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Giải quyết kịp thời các trường hợp trang trí, chia, định lượng thức ăn không theo đúng các tiêu chuẩn và trình tự của Công ty.
– Kiểm tra, giám sát quá trình nhân viên làm và chế biến món ăn.
– Thường xuyên kiểm tra việc đáp ứng các Order có đúng, đủ, đảm bảo số lượng, chất lượng.
– Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát số lượng và chất lượng các loại trang thiết bị, CCDC thuộc bộ phận bếp, để xuất sửa chữa, thay thế với Quản lý NH.
3. Công tác quản lý:
– Điều hành, xử lý mọi công việc của bếp.
– Điểu chuyển, thay đổi nhân sự trong bếp sao cho phù hợp. Xếp lịch làm việc hợp lý, đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.
– Chịu trách nhiệm huấn luyện tay nghề cho nhân viên.
– Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả công việc và ý thức làm việc của nhân viên.
– Giám sát việc tuân thủ Nội quy Công ty.
– Theo dõi việc sử dụng thực phẩm, bảo đảm sử dụng thực phẩm luân phiên theo nguyên tắc nhập trước, xuất trước.
– Quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hàng hoá, thực phẩm, điện, nước, ga…
– Truyền đạt lại cho toàn thể nhân viên các quy định của Công ty.
– Kiểm soát các quy trình làm việc, Giám sát công việc của nhân viên.
– Thường xuyên tổ chức hội ý với Bếp phó và Bếp chính để rút kinh nghiệm về cách điều động, bố trí, xếp lịch nhân viên, về cách thức trình bày, setup quầy, ra đồ, bảo quản thực phẩm sao cho hợp lý.
– Cùng Quản lý nhà hàng kiểm soát cơ cấu thực đơn món ăn. Thường xuyên liên hệ với Phòng nghiên cứu và phát triển để sáng tạo ra các món ăn mới phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của khách hàng nhằm làm mới cơ cấu món ăn của nhà hàng.
– Chủ động và cố gắng phấn đấu đạt các chỉ tiêu về cost, doanh thu hàng tháng Công ty giao.
– Thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm bày bán trên quầy, chất lượng đồ ăn của nhân viên.
– Phối kết hợp thật tốt với các bộ phận khác trong nhà hàng để cùng nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
4. Thực hiện các công việc cuối ca:
Theo dõi và phân công việc cho nhân viên thực hiện các công việc sau:
– Vệ sinh các dụng cụ chế biến và để vào đúng khu vực quy định.
– Vệ sinh tủ đựng thực phẩm, sắp xếp thực phẩm, nguyên liệu trong tủ gọn gàng, ngăn nắp, đúng vị trí.
– Sắp xếp, bảo quản nguyên vật liệu sau khi hết ca làm việc.
– Sắp xếp lại các loại gia vị đúng khu vực.
– Kiểm tra hệ thống bếp, đèn, quạt, thông gió và các máy móc, thiết bị khác trước khi nghỉ. Đảm bảo tủ lạnh, tủ mát phải hoạt động tốt và theo đúng nhiệt độ tiêu chuẩn.
5. Các nhiệm vụ khác:
– Báo cáo công việc hàng ngày hoặc đột xuất theo yêu cầu của Quản lý nhà hàng.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên.
– Được đào tạo nghề bếp
– Chế độ bảo hiểm theo quy định
– Chế độ hiếu, hỉ,lễ tết, sinh nhật
– Có voucher giảm giá khi sử dụng dịch vụ của nhà hàng. Giảm giá 50% khi nhà hàng khai trương đối với nhân viên của công ty v..vv
– Môi trường chuyên nghiện, thân thiện.
– Dưới 40 tuổi;
– Sức khỏe tốt, không bị mắc bệnh ngoài da
– Đam mê nghề bếp
– Sáng tạo, ham học hỏi
– Nhạy cảm với mùi vị và có khiếu thẩm mỹ
– Khéo tay và sạch sẽ
– Chăm chỉ, ham thực hành
– Có khả năng làm việc dưới áp lực cao và làm việc theo nhóm
– Có năng lực quản lý, điều hành
– Tối thiểu 02 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương