Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì đã quá quen với hình thức báo cáo sản xuất hàng ngày. Báo cáo sản xuất hàng ngày là văn bản chứa nội dung chi tiết về tình hình sản xuất tại nơi làm việc bao gồm kết quả công việc, vấn đề phát sinh, chi phí sản xuất,…
Việc báo cáo sản xuất hàng ngày nhằm mục đích để người lao động báo lên cấp trên về tình hình sản xuất diễn ra trong ngày để ban lãnh đạo nắm bắt được vấn đề và trong trường hợp cần thiết thì họ sẽ thực hiện những thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với người lao động, quy mô sản xuất tại thời điểm đó.
Đồng thời qua bản báo cáo sản xuất hàng ngày mà mọi người có thể nhìn lại hiệu suất công việc trong một ngày của mình từ đó tạo cơ sở cho ban lãnh đạo theo dõi và đánh giá về năng lực thực hiện công việc và tính trách nhiệm của người lao động đối với công việc ra sao.
Đã là một bản báo cáo thì đương nhiên sẽ có những vai trò nhất định liên quan tới công việc của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thì loại báo cáo sản xuất hàng ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn. Trong bản báo cáo sẽ đề cập tới những vấn đề như năng suất làm việc, tình trạng công xưởng, chi phí sản xuất,… qua đó trình lên ban quản lý thì họ mới có thể nắm bắt được những thông tin cụ thể về tình hình của xưởng.
Bên cạnh mục đích báo cáo tình hình công xưởng lên cấp trên thì qua văn bản đó người quản lý sẽ đánh giá được hiệu suất làm việc của nhân viên cũng như trách nhiệm đối với công việc. Dựa vào những yếu tố này mà doanh nghiệp có thể xét thưởng, phạt rõ ràng và minh bạch đối với người lao động.
Ngoài ra, việc nắm bắt tình hình doanh nghiệp giúp ban quản lý dễ theo dõi và thực hiện các điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp với tình hình sản xuất cũng như quy mô của doanh nghiệp. Nhờ vào những bản báo cáo mà doanh nghiệp có thể xác định được cụ thể những khoản thu chi trong sản xuất từ đó dần đưa ra những cải thiện, quy trình sản xuất phù hợp hơn và tiết kiệm hơn.
Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của báo cáo sản xuất hàng ngày, tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp tốt, dễ dàng theo dõi, quản lý tình hình doanh nghiệp tác động đến sự phát triển sau này của doanh nghiệp. Việc thực hiện tốt báo cáo sản xuất hàng ngày cũng đồng nghĩa với thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý doanh nghiệp.
Xem thêm: Việc làm sản xuất vận hành sản xuất
Mẫu báo cáo sản xuất hàng ngày tại mỗi doanh nghiệp sẽ có những điểm khác nhau phụ thuộc vào mục đích và quy mô sản xuất, tuy nhiên trong văn bản vẫn đảm bảo đầy đủ 3 nội dung quan trọng đó là: số lượng các sản phẩm đã hoàn thành theo kế hoạch, tổng chi phí chi cho việc sản xuất cùng giá thành cụ thể cho từng đơn vị và kế hoạch cân đối chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
– Phần 1: Thống kế số lượng sản phẩm đã hoàn thành hoặc tương đương
Trong nội dung của báo cáo thì người làm có nhiệm vụ kê khai chi tiết về tình hình sản xuất thông qua số lượng sản phẩm đã được hoàn thiện và so sánh với chỉ tiêu hàng ngày đề ra trình lên cấp trên để họ nắm định khả năng sản xuất của xưởng. Nếu như không hoàn thành được theo sản lượng đề ra thì cần tìm ra phương án giải quyết vấn đề sản xuất khác cho phù hợp nhất. Qua đó xác định được thời gian cụ thể để hoàn thiện sản phẩm theo đúng kế hoạch. Để thống kê được sản lượng sản phẩm hoàn thiện thì có thể áp dụng nhiều cách tính khác nhau như là:
Cách 1: Sản lượng sản phẩm + sản lượng tương đương = Sản lượng trung bình (đây là phương thức khi muốn tính trung bình chung). Công thức tính toán này có tính chính xác không tuyệt đối nhưng dễ thực hiện đối với người làm báo cáo vì cách thức đơn giản.
Cách 2: Tổng sản lượng tương đương + sản lượng tương đương + sản lượng bắt đầu = Sản lượng (đây là công thức tính khi sử dụng nhập trước – xuất trước). Đây là phương thức được áp dụng phổ biến hiện nay vì tính khả quan và chính xác hơn tuy nhiên đối với người thực hiện lại là một khó khăn bởi cách tính khá phức tạp. Để tính toán theo công thức này thì công nhân phải được đào tạo và thực hiện thường xuyên thì mới hiểu và quen với cách làm.
– Phần 2: Thống kê chi tiết tổng chi phí dành cho sản xuất cùng với giá thành cụ thể của từng đơn vị.
Trước khi thực hiện sản xuất thì luôn có những bản dự trù về kinh phí sản xuất nhưng phải khi tiến hành thực tế thì mới có thể xác định chính xác được một sản phẩm tốn bao nhiêu chi phí sản xuất. Để tính được tổng chi phí sản xuất thì cần nắm được giá thành của đơn vị sử dụng trong dây chuyền sản xuất thì mới có thể tổng hợp được chi phí dành cho sản phẩm đó có tổng thiệt hại bao nhiêu.
Tại mục này thì người thực hiện chỉ cần kê khai chi tiết tất cả các giá thành của đơn vị sử dụng trong sản xuất và các loại chi phí phát sinh khi thực hiện là có thể xác định được chi phí sản xuất hàng hóa cụ thể nhất.
– Phần 3: Kế hoạch cân đối chi phí sản xuất của xưởng
Sau khi nắm được những thông tin chi tiết về sản lượng sản xuất và kinh phí thực hiện thì doanh nghiệp cần đưa những đối sách để cân đối chi phí sản xuất sao cho hợp lý. Đây là nhiệm vụ khó đối với các doanh nghiệp hiện nay vì để thực hiện cân đối chi phí thì ngoài việc căn cứ vào những yếu tố trên thì còn phải dựa vào chi phí phát sinh và chi phí dở dang trong quá trình sản xuất.
Các xưởng sản xuất phải lên kế hoạch chi tiết về việc phân bổ chi phí theo các sản phẩm đã hoàn thiện và chưa hoàn thiện vì ngoài chi phí sản xuất thì còn các chi phí cho việc đóng gói, xuất sản phẩm hoàn thành,…
Tùy thuộc vào mỗi dây chuyền sản xuất của từng doanh nghiệp thực hiện sẽ có các khâu nhất định và cần cân đối chi phí để hoàn thiện cả quá trình như vậy mới đảm bảo hệ thống sản xuất đạt chất lượng tốt khi đưa ra thị trường.
Để hoàn thiện mẫu báo cáo sản xuất hàng ngày thì cá nhiều công đoạn và phức tạp, cần phải nắm bắt tình hình toàn bộ quá trình thì mới có thực hiện được. Vì bản báo cáo này rất quan trọng trong doanh nghiệp nên đòi hỏi tính chính xác cao, hiện nay mọi người có thể thực hiện báo cáo qua những phần mềm máy tính như Excel để nâng cao khả năng tính toán và chuẩn xác.
Xem thêm: Nhân viên ké hoạch sản xuất là gì
Việc áp dụng công nghệ trong các văn bản văn phòng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nên hiện nay bạn hoàn toàn có thể tiến hành làm báo cáo sản xuất hàng ngày bằng các phần mềm như MS Word hay Excel. Nhưng thông thường những văn bản liên quan đến tính toán thường thực hiện trên file excel bởi khả năng tính toán và dễ dùng.
Trong Excel có các dòng và cột sẵn chỉ cần điền thông tin và thực hiện phép tính cực đơn giản mà người xem cũng dễ theo dõi và hiểu hơn. Nhất là với mẫu báo cáo sản xuất hàng ngày thì cần phải kê khai nhiều thông tin thì khi sử dụng công thức tính toán trong Excel thì nâng cao tính chuẩn xác và dễ đánh giá hơn. Việc sử dụng Excel cũng chuyên nghiệp hơn nên thường được các doanh nghiệp áp dụng.
[Tải ngay] Mẫu báo cáo sản xuất hàng ngày bên dưới:
mau-bao-cao-ket-qua-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-san-pham-thuoc-la.pdf
Mẫu đơn xin việc làm
Bên trên là những thông tin liên quan đến mẫu báo cáo sản xuất hàng ngày cùng hướng dẫn thực hiện chi tiết. Người lao động phải nắm được những kiến thức báo cáo căn bản và cách thực hiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Để tìm thêm những mẫu báo cáo trong công việc hữu ích cho người lao động truy cập website timviec365.com.vn để biết thêm chi tiết.