LOADING

Hướng dẫn tạo sơ yếu lý lịch tư pháp một cách chi tiết

Một trong những giấy tờ quan trọng mà bạn cần thiết nếu muốn chứng minh về lý lịch tư pháp của bản thân là sơ yếu lý lịch tư pháp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về sơ yếu lý lịch tư pháp và quy trình để tạo nó.

1. Sơ yếu lý lịch tư pháp là gì?

Sơ yếu lý lịch tư pháp, còn được gọi là phiếu lý lịch tư pháp, là một tài liệu quan trọng do trung tâm lý lịch quốc gia hoặc sở tư pháp cấp, có giá trị để chứng minh cho cá nhân về việc có hay không có các án tích, đã từng bị cấm hay chưa bị cấm thực hiện các công việc, đảm nhiệm các vị trí chức vụ, các quyền hạn liên quan đến kinh doanh do các quyết định tuyên bố phá sản của tòa án.

Thông qua sơ yếu lý lịch tư pháp này, các cơ quan, sở tư pháp của nhà nước sẽ có thể xây dựng nên các cơ sở dữ liệu quan trọng về lý lịch tư pháp của các cá nhân, tập hợp lại toàn bộ thông tin về án tích, tình trạng việc thi hành án theo quy định, vấn đề cấm làm việc hay đảm nhiệm các vị trí chức vụ trong lĩnh vực kinh doanh.

Cụ thể, sơ yếu lý lịch tư pháp sẽ được sử dụng cho một số trường hợp sau:

  • Dùng để chứng minh cho các cá nhân có đang có án tích và cấm các hoạt động liên quan hay không?
  • Dùng để ghi nhận về vấn đề xóa bỏ án tích cho các cá nhân và tạo điều kiện cho những người vi phạm có thể tái hòa nhập cộng đồng.
  • Sử dụng sơ yếu lý lịch tư pháp để hỗ trợ cho một số hoạt động có liên quan đến tố tụng hình sự hoặc là các hoạt động về thống kê trong tư pháp hình sự.
  • Sơ yếu lý lịch tư pháp còn có thể sử dụng để hỗ trợ cho công tác quản lý về nhân sự, các hoạt động liên quan đến đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp,…

Xin cập nhật với thông tin Tìm Việc 365 về việc làm Luật – Pháp lý hấp dẫn nhất dành cho các ứng viên tìm việc.

2. Phân loại các mẫu sơ yếu lý lịch tư pháp hiện nay

Hiện nay, sơ yếu lý lịch tư pháp được phân chia thành 2 loại: sơ yếu lý lịch tư pháp mẫu số 1 và sơ yếu lý lịch tư pháp mẫu số 2. Mỗi loại đều có quy định và đặc trưng riêng biệt như sau:

Mẫu sơ yếu lý lịch tư pháp số 1

  • Đối tượng được phép cấp sơ yếu lý lịch tư pháp số 1 là những người quốc tịch nước ngoài hiện đang sinh sống hoặc đã từng cư trú tại Việt Nam, những công dân Việt Nam theo đúng yêu cầu từ các cá nhân, tổ chức liên quan đến tố tụng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị,…
  • Mục đích chính của sơ yếu lý lịch tư pháp số 1 là đáp ứng các nhu cầu trong đời sống cá nhân hoặc là ứng viên xin việc làm, cấp giấy phép lao động cho những ai muốn làm việc tại nước ngoài. Còn đối với các cơ quan có thẩm quyền, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ giúp cho việc quản lý nhân sự tốt hơn hay cũng có thể xem xét về các vấn đề đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp,…
  • Nội dung của mẫu sơ yếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm:
    • Những phần liên quan đến án tích chỉ cung cấp các thông tin về án tích chưa được xóa đi.
    • Những phần liên quan đến vị trí chức vụ, khả năng chỉ được ghi vào sơ yếu lý lịch tư pháp trong trường hợp có yêu cầu cụ thể.
  • Vấn đề ủy quyền: nếu có giấy ủy quyền từ cá nhân, thì người khác có thể thực hiện thay thế việc làm các thủ tục xin cấp giấy sơ yếu lý lịch tư pháp.

Mẫu sơ yếu lý lịch tư pháp số 2

  • Đối tượng để cấp giấy sơ yếu lý lịch tư pháp mẫu số 2 là theo yêu cầu từ các cơ quan thực hiện hoạt động tố tụng hoặc cũng có thể do các cá nhân yêu cầu.
  • Mục đích chính của sơ yếu lý lịch tư pháp mẫu số 2 là sử dụng cho việc điều tra, xét xử các cá nhân hoặc các tổ chức. Còn nếu các cá nhân yêu cầu cấp thì chỉ đơn giản là nhằm giúp họ có thể nắm rõ được lý lịch tư pháp của bản thân một cách toàn diện nhất.
  • Nội dung trong mẫu sơ yếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm:
    • Trong phần án tích sẽ được ghi chi tiết hơn so với mẫu số 1 về các án tích bao gồm cả đã được xóa đi và chưa được xóa.
    • Nội dung cần có sự đảm bảo về các chức vụ bị cấm đảm nhiệm và việc cấm thành lập các doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã.
  • Đối với vấn đề ủy quyền, sẽ có sự đặc biệt hơn so với mẫu số 1, người không thể ủy quyền cho bất kỳ ai thực hiện thay mà chính bản thân họ sẽ phải đến các cơ quan, tổ chức tư pháp để làm thủ tục xin cấp giấy.

Tham khảo: Xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu? Bao gồm những loại giấy tờ gì?

3. Những thứ cần chuẩn bị để được cấp sơ yếu lý lịch thư pháp

3.1. Hồ sơ cần thiết cho quá trình xin cấp sơ yếu lý lịch tư pháp

Để có thể xin cấp giấy sơ yếu lý lịch tư pháp, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết theo yêu cầu. Cụ thể hồ sơ đó bao gồm:

  • Đối với những người là công dân Việt Nam:
    • Tờ kê khai theo yêu cầu về việc cấp giấy sơ yếu lý lịch tư pháp theo đúng mẫu đã quy định.
    • Bản sao chứng minh nhân dân/bản sao thẻ căn cước/hộ chiếu/sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp phiếu.
    • Trong trường hợp bạn là người ủy quyền, cần phải có một văn bản ủy quyền cho người khác để họ có thể làm thủ tục yêu cầu về việc cấp sơ yếu lý lịch tư pháp mẫu số 1 hoặc cũng có thể là văn bản ủy quyền đã được công chứng theo quy định. Còn nếu người bạn ủy quyền là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con thì sẽ không cần thiết phải có mẫu giấy ủy quyền.
  • Đối với trường hợp là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam:
    • Một bản sao hộ chiếu có đính kèm visa còn hạn, thẻ tạm trú, bản sao giấy xác nhận tạm trú tại Việt Nam của người yêu cầu cấp giấy sơ yếu lý lịch tư pháp.
    • Tờ kê khai yêu cầu về việc cấp mẫu sơ yếu lý lịch tư pháp theo mẫu và đã được quy định bởi pháp luật.
    • Trường hợp bạn ủy quyền cho người khác làm thủ tục thay mình, cần phải chuẩn bị thêm một mẫu giấy ủy quyền theo quy định về sơ yếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc cũng có thể là văn bản ủy quyền đã được công chứng bởi pháp luật. Trường hợp người làm thủ tục thay bạn là bố, mẹ, chồng, vợ, con thì sẽ không cần thiết phải có mẫu giấy ủy quyền.

Các mẫu giấy sơ yếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ được thực hiện theo các yêu cầu mà cơ quan, tổ chức tư pháp của nhà nước đã đưa ra. Quá trình hoàn tất các thủ tục khi đương sự làm trực tiếp sẽ diễn ra nhanh hơn so với việc ủy quyền.

3.2. Cơ quan nào có thẩm quyền trong vấn đề xác nhận sơ yếu lý lịch tư pháp

Việc xác nhận về sơ yếu lý lịch tư pháp hiện nay đều do quyết định từ các cơ quan thẩm quyền của nhà nước. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà sẽ có cơ quan xác nhận cụ thể, song cơ quan chính, có thẩm quyền lớn nhất vẫn là trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và sở tư pháp với các thẩm quyền nhất định như sau:

  • Đối với trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, họ sẽ căn cứ theo các quy định tại khoản 1, điều số 44, luật tư pháp số 28/2009/GH12 để cấp giấy sơ yếu lý lịch như sau:
    • Các công dân là người Việt Nam không xác định được nơi tạm trú hay nơi thường trú.
    • Những người nước ngoài hiện đang cư trú tại Việt Nam hoặc trước đó và đã rời đi.
  • Đối với sở tư pháp, thẩm quyền về việc cấp sơ yếu lý lịch sẽ được quy định tại khoản 2, điều số 44 theo quy định về luật lý lịch tư pháp như sau:
    • Các công dân Việt Nam hiện đang thường trú hoặc là tạm trú ở trong nước.
    • Các công dân là người Việt Nam nhưng hiện đang cư trú tại các quốc gia khác.
    • Các đối tượng là người nước ngoài nhưng hiện đang cư trú ở Việt Nam.

Một vấn đề cần lưu ý khi yêu cầu về việc cấp sơ yếu lý lịch tư pháp là các cá nhân cư trú cũng sẽ cần phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện cụ thể như là có mặt ở Việt Nam trên 183 ngày (tính trong 1 năm dương lịch), những người có nơi ở thường xuyên tại lãnh thổ Việt Nam theo quy định (nhà thuê với thời hạn trên 183 ngày, nhà mua,…).

3.3. Thời gian để thực hiện xin cấp sơ yếu lý lịch tư pháp là bao lâu?

Riêng đối với thời gian để cấp sơ yếu lý lịch tư pháp theo quy định hiện nay không quá 10 ngày kể từ thời điểm bắt đầu nhận yêu cầu và đã được xác nhận hợp lệ. Trường hợp bạn là công dân Việt Nam và cư trú ở nhiều nơi khác nhau hoặc có thời gian cư trú tại nước ngoài và cần xác minh về các điều kiện để xóa án tích, thì thời hạn để yêu cầu cấp giấy sơ yếu lý lịch tư pháp sẽ là dưới 15 ngày.

Bên cạnh đó, thời hạn có hiệu lực của sơ yếu lý lịch tư pháp hiện nay trên thực tế chưa có quy định cụ thể. Theo đó, nó sẽ phụ thuộc vào quy định của các văn bản ở từng lĩnh vực khác nhau cho vấn đề xác minh tư pháp. Chính bởi điều đó, nếu muốn xác định được thời hạn có hiệu lực, các bạn cần phải xác định mục đích và liên hệ các cơ quan xem xét.

4. Thủ tục cấp sơ yếu lý lịch tư pháp

Để được cấp sơ yếu lý lịch tư pháp, bạn cần làm theo các bước sau:

4.1. Thủ tục là sơ yếu lý lịch tư pháp số 1

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn chi tiết ở phần trên. Chuẩn bị đúng để không mất thời gian làm lại hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở tư pháp thường trú hoặc tạm trú.

Bước 3: Nhận giấy sơ yếu lý lịch tư pháp theo giấy hẹn khi nộp hồ sơ. Kiểm tra kỹ thông tin, nếu sai lệch thì hãy liên hệ cán bộ trả hồ sơ.

4.2. Thủ tục cấp sơ yếu lý lịch tư pháp cấp 2

Nếu là cá nhân xin phiếu sơ yếu lý lịch tư phấp số 2, các bước thực hiện sẽ như phiếu số 1 ở trên. Còn nếu là cơ quan tố tụng yêu cầu cấp phiếu sơ yếu lý lịch cấp 2, chỉ cần gửi yêu cầu tới cơ quan tư pháp tương ứng.

5. Xin cấp sơ yếu lý lịch tư pháp có phải mất phí không?

Theo quy định, mức phí đối với việc xin cấp giấy sơ yếu lý lịch tư pháp sẽ như sau:

  • Mức phí để cung cấp các thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp là 200.000đ/người/lần.
  • Mức phí để cung cấp các thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp đối với sinh viên, người có công và nuôi dưỡng liệt sĩ sẽ thấp hơn là 100.000đ/người/lần.

Trường hợp đối tượng yêu cầu cấp sơ yếu lý lịch tư pháp có số lượng là 2 phiếu/lần, bắt đầu từ phiếu thứ 3 trở lên sẽ thu thêm phí yêu cầu là 5000đ/lần. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt sẽ được miễn phí yêu cầu cấp giấy sơ yếu lý lịch tư pháp bao gồm:

  • Đối tượng là trẻ em theo đúng quy định về luật bảo vệ chăm sóc, luật giáo dục.
  • Đối tượng là người cao tuổi theo quy định của pháp luật.
  • Đối tượng là người khuyết tật, hộ nghèo theo tiêu chuẩn và quy định.
  • Những người đang cư trú tại các địa phương có hoàn cảnh khó khăn, vùng dân tộc thiểu số theo quy định.

Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ về sơ yếu lý lịch tư pháp là gì cùng các vấn đề có liên quan đến loại giấy tờ này. Từ đó có thể thực hiện các yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật nhé!