LOADING

Giải đáp câu hỏi học lâm nghiệp ra làm gì cho học sinh

1. Kỹ sư ngành lâm nghiệp

1.1. Tổng quan về làm kỹ sư ngành lâm nghiệp

Các kỹ sư lâm nghiệp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến loại bỏ gỗ từ các khu vực có khai thác gỗ. Công việc này đòi hỏi phải lập kế hoạch và chỉ đạo việc xây dựng, lắp đặt và sử dụng cấu trúc và thiết bị liên quan đến việc vận chuyển, khai thác gỗ. Môi trường làm việc của kỹ sư có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiệm vụ mà họ đang nhận.

1.2. Cơ hội của việc làm kỹ sư ngành lâm nghiệp

Việt Nam hiện nay có nhiều diện tích là đồi núi, các tài nguyên rừng đang bị khai thác quá mức dẫn đến tình trạng cạn kiệt dần. Vì vậy, các kỹ sư lâm nghiệp luôn được nhà nước đầu tư cả nhân lực và vật lực để tạo ra những tài nguyên mới, họ được phát triển bản thân và có vị trí nhất định trong xã hội.

2. Chuyên gia làm quản lý và bảo tồn đất đai

Nếu bạn còn đang tự hỏi học lâm nghiệp ra làm gì thì đây chính là câu trả lời cho bạn. Một chuyên gia làm quản lý và bảo tồn đất đai có trách nhiệm xây dựng và triển khai chương trình bảo tồn đất đai cho các chủ đất công hoặc tư nhân để cùng nhau nỗ lực cải thiện và phục hồi đất đai, rừng.

Chuyên gia quản lý đất đai sẽ kiểm kê loại, số lượng và vị trí của gỗ đứng, để thẩm định giá trị của gỗ, đưa ra hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ của các nhà quản lý là sẽ các định cách bảo tồn môi trường sống hoang dã, lạch, chất lượng nước và sự ổn định của đất và cách tuân thủ về quy định môi trường. Từ đó đưa ra kế hoạch trồng cây, theo dõi sự phát triển của cây và xác định lịch thu hoạch tối ưu.

Với nhu cầu sử dụng đất đai lớn như hiện nay, thì kèm theo đó là nhu cầu về nhân sự quản lý đất đai cũng nhiều lên. Có thể nói, cơ hội việc làm ngành quản lý và bảo tồn đất đai đang có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn tài nguyên.

3. Kỹ sư chế biến lâm sản

3.1. Giới thiệu chung về kỹ sư chế biến lâm sản

Kỹ sư chế biến lâm sản là bao gồm hoạt động từ nghiên cứu và phát triển các thiết kế và bảo quản các vật liệu được làm từ gỗ, đến các dây chuyển quản lý và sản xuất ván ép. ép ván, sản xuất gỗ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn phải có sức bền lâu dài cho người sử dụng.

3.2. Kỹ sư chế biến lâm sản có rất nhiều cơ hội phát triển

Trong một thập niên trở lại, công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm về gỗ tăng liên tục trong nhiều năm. Vì vậy, cơ hội việc làm của các kỹ sư chế biến lâm sản là rất lớn, họ có thể làm trong các doanh nghiệp, các xưởng chế biến hoặc có thể tự mở các mô hình kinh doanh.

4. Nhân viên kiểm lâm

Nhân viên kiểm lâm là một vị trí việc làm của ngành lâm nghiệp. Tại vai trò này, các kiểm lâm viên phải thực hiện các nhiệm vụ quản lý cây trồng, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý và phát triển rừng, tham mưu cho chính quyền địa phương về phương án bảo vệ và phát triển rừng, cải thiện đường mòn, tham gia vào nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn,…Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật và bảo vệ phát triển rừng. cho người dân.

Các kiểm lâm viên có trách nhiệm tuần tra rừng, thực hiện quy tắc và hỗ trợ du khách cần giúp đỡ và thông tin. Phải quản lý động vật hoang dã và tài nguyên thiên nhiên, thực thu luật pháp, phát triển và thực hiện các chương trình giáo dục, chống cháy rừng, bảo vệ rừng phòng hộ. Ngoài ra ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bản đồ lâm nghiệp và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

Rừng, đồi núi luôn được nhà nước quan tâm giữ gìn và phát triển, vì vậy những nhân viên kiểm lâm cũng rất được coi trọng, dành những ưu ái về vật chất lẫn tinh thần để các kiểm lâm có thể làm tốt và phát huy vai trò của mình.

5. Nhân viên tổng hợp, thống kê

5.1. Tổng quan về nhân viên tổng hợp và thống kê

Nhân viên tổng hợp và thống kê lâm nghiệp là những người thực hiện kiểm kê và kê khai tình hình tài chính, diện tích, số lượng tài nguyên bằng những con số cụ thể định kỳ có thể theo ngày, theo tháng hoặc theo quý, theo năm để đối chiếu với sổ sách của địa phương, nhà nước.

5.2. Vị trí việc làm của nhân viên tổng hợp, thống kê là rất lớn

Sau khi tốt nghiệp, một số lượng lớn sinh viên lâm nghiệp sẽ làm nhân viên tổng hợp, thống kê tại phòng nông nghiệp huyện, các chi cục của Sở Nông nghiệp, các tổ chức đoàn thể, xã hội từ cấp trung ương đến xã, phường. Ngoài ra, có thể làm tại các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ, các trung tâm cây giống, các viện nghiên cứu. Đặc biệt, có thể đảm nhiệm các chức vị cấp xã như địa chính nông lâm, văn phòng, thống kê, đoàn thanh niên,…

6. Nhà khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu và bảo tồn lâm nghiệp

Đây là một công việc được các sinh viên yêu thích vì sự thú vị và hấp dẫn. Nhà khoa học bảo tồn chính là người am hiểu chất lượng đất tổng thể của rừng, công viên, rừng cây và các tài nguyên thiên nhiên khác. Nhà nghiên cứu sẽ làm việc với các chủ đất và cấp chính quyền để tìm ra cách sử dụng và cải thiện đất đai để kiểm soát xói mòn đất.

Hằng ngày, công việc của nhà nghiên cứu, bảo tồn lâm nghiệp rất bận rộn, Họ phải giám sát thiết lập các kế hoạch quản lý đất và tài nguyên rừng, hoạt động giám sát các nhân viên bảo tồn và lâm nghiệp. Đàm phán điều kiện và điều kiện khai thác rừng và hợp đồng sử dụng đất. Ngoài ra còn giám sát các khu rừng bị chặt phá để đảm bảo chúng phù hợp để sử dụng trong tương lai.

Các nhà khoa học nghiên cứu và bảo tồn có nhiệm vụ làm việc cho tất cả các cấp chính phủ hoặc đất thuộc sở hữu tư nhân. Họ thường làm trong văn phòng, trong phòng thí nghiệm và ngoài trời, đôi khi sẽ đi làm thực địa tại những địa điểm xa để lấy báo cáo

7. Cán bộ quản lý, giảng dạy và một số lĩnh vực khác

Sinh viên sau khi tốt nghiệp học lên bằng cấp cao, tích lũy thêm nhiều kiến thức để trở thành các giảng viên, giáo viên dạy nghề, cán bộ chuyển giao khoa học kĩ thuật. Ngoài ra, sinh viên có thể làm về lĩnh vực lâm nghiệp, sinh viên có thể làm quản lý cho các phòng ban trong các cơ quan nhà nước hoặc cấp chính quyền từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã.

Đặc biệt, làm công tác quản lý trong các Sở nông nghiệp, các chi cục phát triển nông thôn, các phòng nông nghiệp, các hạt, các trạm kiểm lâm. Một số khác sau khi tốt nghiệp trở thành chiến sĩ công an môi trường, hoặc có thể làm việc sĩ quan trong quân đội.