Freight charge hay còn được gọi là giá cước vận chuyển hay cước phí chở hàng. Đây là mức chi phí được các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dùng để chi trả cho việc vận chuyển hàng hóa từ nơi cung đến nơi cầu.
Do quá trình sản xuất kinh doanh luôn phải gắn liền với dịch vụ logistic, từ đầu vào cho đến đầu ra đều cần đến dịch vụ vận chuyển. Từ vận chuyển nguyên vật liệu cho đến thiết bị máy móc, rồi sản phẩm hàng hóa. Nguyên vật liệu đầu vào của nơi này lại là sản phẩm đầu ra của nơi khác, chúng hợp tác với nhau chặt chẽ và có mối liên hệ trao đổi linh hoạt.
Cước phí vận chuyển là một yếu tố quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, bởi nó là một phần không nhỏ trong chi phí mà tất cả các doanh nghiệp đều muốn giảm thiểu tối đa. Cắt giảm hoàn toàn tất nhiên là không được, nhưng làm sao để sử dụng chi phí vận chuyển hiệu quả đúng là một vấn đề khó khăn.
Vận tải là một bộ phận không thể thiết trong quy trình sản xuất kinh doanh, không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới. Cước phí vận chuyển sẽ không cố định mà sẽ luôn thay đổi theo tình hình xã hội và có sự dao động giữa các đơn vị, giữa các địa điểm vùng miền và khu vực.
Cước phí vận chuyển sẽ được tính toán dựa trên khoảng cách giữa điểm đi và điểm đến, phụ thuộc vào loại hình hay phương thức vận chuyển, phụ thuộc vào loại hàng hóa vận chuyển, và còn có thể phụ thuộc vào đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp, mối liên hệ và hợp tác giữa các bên.
Đó là những nguyên nhân chủ quan, còn nguyên nhân khách quan thì sao? Để có thể vận chuyển được hàng hóa từ nơi này đến nơi khác thì cần có phương tiện giao thông. Để phương tiện giao thông có thể hoạt động và phục vụ cho quá trình vận tải thì không thể thiếu xăng dầu. Nói chung, dù sử dụng bằng phương tiện gì thì cũng đều phải quan tâm đến sự biến động của giá xăng dầu. Thêm vào đó, giá xăng dầu lại phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế chính trị, đây cũng là yếu tố khách quan đáng phải lưu tâm. Như trong đầu năm 2022, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đã làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, dễ thấy nhất là gái xăng dầu leo thang chóng mặt, chi phí vận tải cũng bị đội lên không ít, để bù đắp vào đó là giá cả hàng hóa tăng cao. Ngoài ra, còn có yếu tố liên quan đến thuế VAT, chi phí thông quan, trạm thu phí, phí bảo hiểm hàng hóa,,…
Nói tóm lại, cước phí vận chuyển sẽ được các bên tự thỏa thuận với nhau, để đưa ra được giá cả phù hợp thì cần phải xem xét trên nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan. Thương trường không bao giờ bình yên mà sẽ luôn biến động theo cách này hay cách khác, làm sao để dự báo và cân bằng được các khoản chi phí chính là điều mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.
Vận tải là một phần quan trọng đối với cả bên cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp sản xuất, do đó cước phí vận tải cũng trở thành yếu tố đáng phải lưu tâm với cả hai bên. Một bên là lợi nhuận trực tiếp, một bên là gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận, lợi ích của cả bên phải được cân bằng thì mới có thể hợp tác lâu dài.
Cước phí vận chuyển phải phù hợp với chất lượng dịch vụ mà bên cung cấp có thể đáp ứng cho đối tác khách hàng của mình, đảm bảo được chất lượng và tình trạng nguyên vẹn của hàng hóa từ nơi bắt đầu cho đến tận điểm kết thúc, đảm bảo được quãng đường di chuyển đúng thỏa thuận và giao hàng đến tận tay người nhận với đủ số lượng và chất lượng, đảm bảo được sự an toàn trên đường vận chuyển, không gây ra ảnh hưởng đến những người khác để làm phát sinh những sự việc liên quan đến pháp luật và có tác động đến lượng hàng hóa cần giao nhận.
Cước phí vận chuyển cũng cần phải phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế cũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải cân đo đong đếm để cân bằng được chi phí vận chuyển với những khoản phí khác. Và đặc biệt là tối thiểu hóa chi phí có thể bỏ ra nhưng vẫn phải đảm bảo được an toàn chất lượng hàng hóa liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định mức cước phí và cả phí trợ giá trên từng địa bàn cụ thể.
Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố sẽ chịu trách nhiệm căn cứ vào điều kiện của địa phương để đưa ra mức phí cụ thể. Cước phí vận chuyển bằng phương tiện là ô tô sẽ có bao gồm cả thuế VAT.
Cước phí vận chuyển bằng ô tô trong phạm vi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương thì không được vượt quá mức tối đa cho phép theo quy định. Nếu cao hơn thì phải có sự chấp thuận từ ban vật giá Chính phủ.
Tại các tuyến đường khó đi và thường xuyên gặp nhiều khó khăn khi di chuyển do cơ sở hạ tầng chưa được phát triển như các vùng nông thôn, miền núi thì mức giá cước sẽ được cộng thêm 30% so với bình thường.
Đối với những phương tiện trọng tải hạng nhẹ dưới 3 tấn thì sẽ được giảm 30% cước phí cơ bản.
Cước phí vận chuyển của đơn vị có hàng 2 chiều vừa đi vừa về sẽ được cộng thêm 10% so với khi chỉ có hàng đi 1 chiều.
Thị trường kinh doanh mua bán online ngày càng nhộn nhịp và sôi động do công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang len lỏi vào đời sống một cách nhanh chóng, nhu cầu vận chuyển hàng hóa lại càng tăng cao hơn bao giờ hết. Trước những biến động của thị trường và nhu cầu của người dùng, các doanh nghiệp cần có những biện pháp để giảm thiểu chi phí vận tải để không bị ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi ích của khách hàng. Có nhiều cách để giảm chi phí vận tải:
Bằng cách lập kế hoạch trước, các hãng vận tải có thể vạch ra lộ trình di chuyển theo mức cước vận chuyển, giúp doanh nghiệp chuẩn bị trước các khoản phí tiềm năng và giảm chi phí vận tải tổng thể.
Hãy chuẩn bị mọi thứ từ sớm nhất có thể, đóng gói hàng hóa theo những cách phù hợp và hiệu quả nhất với từng loại hàng hóa, vừa để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, vừa để dễ bốc dỡ, di chuyển. Điều này sẽ khiến các hoạt động được diễn ra nhanh chóng hơn, đảm bảo vòng quay cho các bên liên quan, không phải chờ đợi nhiều.
Sự linh hoạt có thể giúp doanh nghiệp giảm được kha khá chi phí vận tải hàng hóa. Doanh nghiệp có thể tập trung giao hàng vào những ngày thấp điểm như thứ 2 hoặc thứ 6. Những ngày này, các chủ cửa hàng sẽ cởi mở hơn do nhu cầu về thời gian vận chuyển nhanh chóng. Một sự lựa chọn khác là kết hợp vận chuyển các loại hàng hóa trong cùng một chuyến đi với khối lượng lớn để tiết kiệm thời gian. Bằng cách đặt nhiều tải cùng nhau, các nhà cung cấp dịch vụ có thể cắt giảm cước phí cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, lập kế hoạch bổ sung để lên những phương án đề phòng cũng là một cách hay để kiểm soát chi phí vận tải.
Để giảm chi phí vận tải thì thương lượng và đàm phán với bên cung cấp dịch vụ cũng là một cách không tồi. Hãy ngồi lại và đưa ra mức phí doanh nghiệp có thể đáp ứng dựa trên những phân tích về điểm mạnh và điểm yếu của đối tác, những yếu tố liên quan đến tính chất hàng hóa, khối lượng, kích thước không gian, quãng đường vận chuyển và cả những yếu tố khách quan có thể tác động. Đừng thụ động chấp nhận cước phí mà bên vận chuyển đưa ra, hãy đàm phán để đưa ra những phương án có lợi cho doanh nghiệp của mình và tất nhiên cũng phải đảm bảo lợi ích cho đối tác. Thêm vào đó, đàm phán đúng chừng mực và thuyết phục thì mới có hiệu quả.
Hãy nhớ đến tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ. Mối quan hệ thân thiết và lâu bền với các bên cung cấp dịch vụ vận tải có thể giúp doanh nghiệp tạo ra danh sách đối tác đáng tin cậy và có thể đề xuất các chiết khấu khi hợp tác.
Cuối cùng, bạn đã biết freight charge là gì chưa? Có phát sinh hoạt động trao đổi và vận chuyển hàng hóa là sẽ xuất hiện freight charge. Khi nói đến báo giá cước phí vận chuyển, nhiều người vẫn nghĩ nó luôn ở mức cố định. Nhưng không, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát được cước phí này và cả tổng chi phí vận chuyển bằng các biện pháp như chúng tôi đã đề cập ở trên.