LOADING

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc chi tiết nhất

1. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc

Mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc như là một lời khẳng định ngắn gọn, có trọng tâm, xác định rõ ràng hướng đi của bạn trong tương lai. Đồng thời, nó cũng là một lời khẳng định cho thấy bạn là người phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Vì vậy, mục tiêu nghề nghiệp bạn cần nghiên cứu kỹ càng, bám sát vào yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra.

Bạn đang là sinh viên mới ra trường hay người đã có kinh nghiệm, thì cũng cần viết mục tiêu nghề nghiệp thật trau chuốt, “chạm” đến trái tim của nhà tuyển dụng. Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần hướng tới mục tiêu của công ty bạn ứng tuyển. Bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự xứng đáng với công việc ứng tuyển, những điều bạn mong muốn và hướng đến trong thời gian tới.

Phần mục tiêu nghề nghiệp cũng quyết định xem bạn thành công hay thất bại trong tương lai. Nhà tuyển dụng cũng thông qua mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc để sàng lọc ứng viên, tìm kiếm những ứng viên nổi bật phù hợp với vị trí mà họ tuyển dụng.

Khi đi phỏng vấn ở bất cứ đâu, nhà tuyển dụng hay hỏi bạn “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?” Nhà tuyển dụng vì sao lại hỏi câu hỏi này? Họ muốn nghiên cứu tính cách của bạn, xem xét bạn có phải một người cầu tiến hay không và bạn có gắn bó lâu dài với công ty họ hay không. Chẳng ai muốn tuyển một người không có chí tiến thủ cả.

Sai lầm chết người của bạn đó là chuẩn bị phần mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc sơ sài. Bạn nên nhớ rằng có rất nhiều ứng viên khác cũng đang ứng tuyển công việc này, do vậy tỷ lệ chọi là rất cao. Vì vậy, nếu bạn viết mục tiêu nghề nghiệp sơ sài, nhà tuyển dụng sẽ loại bỏ đơn xin việc của bạn đấy.

Mục tiêu nghề nghiệp bạn không thể viết chung chung mà cần có định hướng rõ ràng. Mặc dù nó chỉ tóm gọn từ 2 đến 3 câu trong đơn xin việc nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nhiều người lại không biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp ra sao, liệu nó có giống trong CV xin việc hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc

Mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc cần viết sao cho đúng? Mục tiêu nghề nghiệp bạn không nên viết đi làm vì đam mê kiếm tiền hay đang cần một công việc nên ứng tuyển,… Không được viết như vậy đâu bạn nhé! Nếu bạn viết như vậy, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn là người không phù hợp và loại bỏ bạn ngay tức khắc. Mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc bạn nên viết từ mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn, chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy năng lực làm việc của bạn.

Phần mục tiêu thường nằm ở phần nội dung trong đơn xin việc, dưới những kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Qua đó, bạn thể hiện mong muốn với vị trí ứng tuyển và khẳng định được sự cầu tiến của bản thân với công việc này.

2.1. Hướng dẫn viết mục tiêu ngắn hạn trong đơn xin việc

Mục tiêu ngắn hạn trong đơn xin việc có thể coi là những dự định trong tương lai gần của bạn, khoảng thời gian về mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn nên là từ 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, mục tiêu ngắn hạn của bạn cần cụ thể và nằm trong tầm với của bạn.

Mục tiêu ngắn hạn được coi là khá đơn giản đối với nhiều người, nếu bạn chưa biết cách viết mục tiêu ngắn hạn trong đơn xin việc ra sao thì có thể dựa vào yêu cầu công việc của vị trí bạn đang ứng tuyển. Qua yêu cầu của công ty, nhà tuyển dụng sẽ cho thấy họ cần và muốn gì ở bạn. Do đó, bạn có thể dựa vào yếu tố này để viết mục tiêu ngắn hạn cho mình.

Một số ví dụ về mục tiêu ngắn hạn cho bạn tham khảo:

– Với những kinh nghiệm mà tôi đã có, tôi tin rằng mình sẽ hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

– Tôi sẽ cố gắng hoàn thành xuất sắc những công việc mà quý công ty giao cho tôi, đồng thời hòa đồng với đồng nghiệp ở công ty.

– Qua những kỹ năng giao tiếp mà tôi có, tôi biết cách lắng nghe và dẫn dắt khách hàng mua sản phẩm của công ty. Trong thời gian tới, tôi cũng sẽ trau dồi những kỹ năng mềm cần thiết.

– Trong khoảng thời gian tôi còn đi học, tôi học được kỹ năng quản lý và làm việc nhóm. Tôi thấy bản thân mình rất năng nổ và nhiệt tình, nên rất phù hợp với công việc này.

Bạn có thể dựa vào những ví dụ mà tôi đưa ra để viết ra mục tiêu ngắn hạn của mình nhé!

2.2. Mục tiêu dài hạn trong đơn xin việc

Khi viết mục tiêu dài hạn, bạn cần viết liên quan đến mục tiêu ngắn hạn mà bạn viết trước đó. Mục tiêu dài hạn được xem như lộ trình, hướng đi của bạn trong tương lai, thể hiện được mục tiêu tương lai của mình.

Có thể nói mục tiêu ngắn hạn là “bàn đạp” thúc đẩy cho mục tiêu dài hạn. Qua mục tiêu ngắn hạn, bạn sẽ định hướng được mục tiêu ngắn hạn của mình. Bạn nên trình bày mục tiêu dài hạn ứng với mục tiêu chung của công ty. Như vậy, câu trả lời của bạn sẽ rất được nhà tuyển dụng ưa thích.

Một số gợi ý cho bạn tham khảo:

– Qua quá trình làm việc tại công ty, mục tiêu của tôi là trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc và đưa công ty phát triển hơn nữa trong công việc.

– Tôi rất mong được làm việc tại công ty để phát triển được hết những khả năng của mình, đồng thời có thể vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình, đưa công ty phát triển lớn mạnh nhất trong khu vực.

– Với những kỹ năng và kinh nghiệm mà tôi đã nêu ra, tôi tin mình có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Trong 3-5 năm tới, tôi sẽ cố gắng trở thành trưởng phòng kinh doanh, đưa công ty ngày càng phát triển.

3. Những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc

3.1. Tránh viết chung chung, lập lờ

Khi viết mục tiêu trong đơn xin việc, bạn tránh viết chung chung và lập lờ. Bởi lẽ, khi bạn viết mục tiêu nghề nghiệp không ấn tượng, sẽ khiến mục tiêu của bạn trở nên nhạt nhòa giữa hàng trăm ứng viên, khiến bạn không gây nổi bật được với những người khác. Vì vậy, bạn cần có mục tiêu nghề nghiệp mang dấu ấn riêng và định hướng riêng của mình, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

3.2. Phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn cũng cần phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Tránh việc xin việc của ngành này nhưng lại viết mục tiêu nghề nghiệp của ngành khác. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao khi bạn viết mục tiêu không phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển.

3.3. Đề cập đến lợi ích của công ty

Bạn cũng không nên viết mục tiêu nghề nghiệp chỉ đề cập đến bạn mà không đặt lợi ích của công ty họ lên trên hết. Nhà tuyển dụng sẽ không thấy được bạn mang lại gì cho công ty họ và không phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển.

3.4. Không trình bày quá dài dòng

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc, bạn tuyệt đối không được viết sai chính tả, cần chính bày rõ ràng, đầy đủ các ý. Bạn không nên viết quá dài dòng và lan man, vì “nói dài, nói dai thành nói dại”. Khi bạn viết qua lan man sẽ gây khó chịu cho nhà tuyển dụng và nghĩ bạn không phù hợp với vị trí công việc này.

3.5. Không có mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn

Nếu bạn không trình bày đầy đủ cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, đơn xin việc của bạn sẽ không logic và khoa học.

Vì vậy, khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần trình bày cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thông qua đó, họ cũng sẽ đánh giá được năng lực của ứng viên và xem ứng viên có phù hợp với vị tí công việc này hay không.

3.6. Viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc, bạn cần viết ngắn gọn và cần tập hợp các câu sao cho đủ ý, dễ hiểu và không quá dài dòng.

Điều cần thiết nhất là bạn cần viết mục tiêu nghề nghiệp của bạn chung với mục tiêu chung của công ty. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn làm việc được lâu dài và phù hợp với vị trí mà công ty họ ứng tuyển.

Cuối cùng, bạn cần chỉ ra được những mục tiêu mà bạn theo đuổi, bạn hãy nỗ lực trình bày những mục tiêu của mình rõ ràng và cụ thể nhất nhé.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc cũng như một số lưu ý khi viết. Chúc bạn tìm được công việc như ý nhé!