Điểm mạnh của bạn thân là gì? Câu hỏi tưởng chừng như quá quen thuộc với chúng ta, nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết ý nghĩa thực sự đằng sau câu hỏi đó. Điểm mạnh hay còn gọi là những ưu điểm là những cái mà chúng ta làm tốt, những tố chất, kỹ năng, kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn nổi bật trong đời sống, công việc của bản thân. Mỗi người trong chúng ta đều có những điểm mạnh riêng. Nhưng về cơ bản thì điểm mạnh thường gồm các phẩm chất sau:
– Tính năng động, sáng tạo
– Chăm chỉ, ham học hỏi
– Biết nghe lời người khác
– Trình độ ngoại ngữ cao
– Có tính chuyên môn giỏi
– Cóp trách nhiệm đối với công việc hay mỗi nhiệm vụ được giao
– Có sự nhiệt tình, hăng hái, luôn giúp đỡ người khác
– Có tính kỷ luật cao, đạo đức nghề nghiệp
– Sự kiên nhẫn Sự tôn trọng, thân thiện với mọi người xung quanh
– Mức độ quyết tâm hoàn thành công việc
– Tính trung thực
– Tính linh hoạt, nhạy bén, , hăng hái và nhiệt huyết với môi trường, công việc
– Kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp tốt
– Sự chăm chỉ trong công việc
– Sự nghiêm túc
– Làm việc có nguyên tắc, đúng giờ, chuyên nghiệp
– Sự năng động
– Kỹ năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề tốt
– Thành thạo kỹ năng tin học
– Có năng khiếu về văn nghệ, nghệ thuật ( biết ca hát, làm MC, chơi đàn, chơi sáo,..
Trên đây chỉ là một trong những ưu điểm cơ bản của con người. Ngoài ra có nhiều người còn những điểm mạnh đặc biệt khác.
Xem thêm: Việc làm nhân viên bán hàng
Đối lập với điểm mạnh là điểm yếu. Điểm yếu là những cái mà con người yếu kém, những nhược điểm khiến bạn không tự tin, khiến bạn cảm thấy khó hay không thể làm dược. Các điểm yếu của con người thì thường bao gồm:
– Không có sự định hướng hay mục tiêu trong công việc
– Thiếu sự chuyên nghiệp
– Những thói quen không tốt
– Hay có tính tự ti, tự ái
– Sống chỉ luôn nghĩ về bản thân mình
– Hạn chế kỹ năng giao tiếp trước đám đông
Trong mỗi con người điểm mạnh và điểm yếu luôn song hành, chỉ là bạn có biết phát triển điểm mạnh của bản thân để hạn chế cái điểm yếu lại hay không thôi.
Đơn xin việc làm
Muốn nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt đối với CV của bạn thì bạn phải xây dựng được một CV ấn tượng, đẹp mắt, sáng tạo nhưng vẫn phải giữ được các quy tắc chung của một CV thông thường. CV chính là bộ mặt của bạn mà nhà tuyển dụng có thể thấy được. Nó sẽ cho họ biết được bạn có những gì và không có những gì.
Bạn nên lưu ý rằng khi trình bày các điểm mạnh của mình phải rõ ràng, không lan man, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hiểu được. Các điểm mạnh gối lên nhau, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt tùy vào từng ngành nghề khác nhau mà các bạn nêu ra những ưu điểm phù hợp với đặc thù công việc đang ứng tuyển. Khi trình bày không lan man, kể lể, không phóng đại bản thân quá mức sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy không đáng tin. Hãy để lại ấn tượng tốt cho họ bằng sự chân thành và tinh thần cầu tiến trong công việc của mình.
Bạn có thể tham khảo một số điểm mạnh trong CV dưới đây:
Trình độ chuyên môn giỏi: Còn gì tuyệt vời hơn nữa khi bạn đã có hiểu biết về công việc này trước đó. Nó không chỉ giúp bạn dễ dàng trả lời các câu hỏi chuyên môn liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển mà còn khiến nhà tuyển dụng rất hài lòng, bởi bất kỳ ai cũng sẽ muốn tuyển những người có kinh nghiệm làm việc trước đó hoặc hiểu biết tốt về nghành nghề đó
Kỹ năng làm việc nhóm tốt. Bất kỳ công việc nào cũng cần sự gắn kết từ mọi người. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không mong muốn tuyển một người mà chỉ biết đến bản thân mình, không chịu hòa đồng với tập thể.
Sự chăm chỉ trong công việc: Có thể bạn không có trình độ chuyên môn nhưng bạn không thể không chăm chỉ. Bởi vì có sự chăm chỉ bạn mới học hỏi được nhiều điều từ đó phấn đấu. Đây là điều mà nhà tuyển dụng rất thích.
Có nhiều tài lẻ: Nghe như không hữu dụng lắm nhưng thực ra lại rất hữu ích với công việc của bạn. Đừng ngại giấu diếm điều này bởi nó sẽ giúp nhà tuyển dụng có thêm màu sắc để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình tốt hơn.
Bạn hãy thật khéo léo trong việc lựa chọn những điểm yếu khi viết CV. Nên lựa chọn những nhược điểm mang tính cá nhân ít ảnh hưởng đến công việc nhất. Không có nhà tuyển dụng nào muốn nhận 1 người mà danh sách nhược điểm còn dài hơn cả ưu điểm. Bạn chỉ nên chọn nhiều nhất 3 điểm yếu của bản thân để đưa vào. Khéo léo đưa ra cách khắc phục các ưu điểm đấy. Như vậy các nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận sự cố gắng của bạn.
Bạn có thể sử dụng một trong các nhược điểm bên dưới đây:
Kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt nhưng tôi đang tham gia lớp học cải thiện kỹ năng này.
Trình độ tiếng Anh còn hạn chế, tôi đang tham gia một khóa học tiếng Anh giao tiếp để cải thiện kỹ năng của mình.
Chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghành nghề này nhưng sẽ cố gắng học hỏi để tiến bộ hơn
Xem thêm: CV cho sinh viên
Để có thể được nhận vào làm thì không chỉ cần có một CV đẹp mà bạn còn cần phải chuẩn bị kỹ càng cho những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Một trong những câu hỏi luôn hiện hữu đó là : “ Bạn hãy nói về điểm mạnh, yếu của mình”. Để biết cách trả lời cho câu hỏi này hãy để timviec365.com.vn giải đáp cho bạn ngay bên dưới đây.
Bất kỳ ai cũng phải có điểm yếu, không ai hoàn hảo cả nhưng không phải bạn có bao nhiêu là nói hết tất cả. Bạn chỉ nên nói ngắn gọn, hạn chế nói đến những điểm yếu kém về mặt kỹ năng liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí viết content nhưng bạn lại nói rằng điểm yếu là không biết sử dụng Word thì thật là khó để nhà tuyển dụng có thể nhận bạn.
Bởi vậy bạn hãy trình bày những điểm yếu của mình theo hướng tích cực. Tức là bên cạnh những điểm yếu mà bạn vừa nêu thì bạn có thể nói luôn đến cách khắc phục.
Bạn không nên nói rằng: “ tôi là người cầu toàn và không có bất kỳ yếu điểm nào cả”. Bởi vì chúng ta là con người, mà con người thì phải có điểm yếu. Nói như vậy nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là người nói dối hoặc khoe khoang gây ấn tượng xấu.
Khi được hỏi câu hỏi này bạn nên đưa ra những điểm mạnh của mình liên quan trực tiếp tới công việc, ngành nghề bạn đang ứng tuyển. Bạn có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể, trực tiếp thay vì chỉ trình bày bằng lời nói. Câu hỏi này không có gì khó nên bạn hãy trả lời bằng sự tự tin, chuyên nghiệp để tạo cho nhà tuyển dụng ấn tượng tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo ví dụ điểm mạnh khi ứng tuyển vị trí nhân viên phát triển thị trường sau:
Tôi có kinh nghiệm 10 năm về công việc phát triển thị trường, tôi rất am hiểu về lĩnh vực mỹ phẩm của công ty. Trước đây ở công ty cũ tôi cũng từng làm về lĩnh vực liên quan đến mỹ phẩm. Nhờ sự cố gắng mà sau 2 năm làm việc tôi đã mở rộng được thị trường thêm 2 quận thuộc vùng mình quản lý.
Mong rằng bài viết của timviec365.com.vn trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi viết CV để tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.