LOADING

BCC là gì? BCC có ý nghĩa như thế nào trong ngành Kế toán?

Việc Làm Kế Toán

1. BCC là gì? BCC là gì trong kế toán?

BCC là cụm từ viết tắt Tiếng Anh của Business Cooperation Contract – Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014, Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được kí giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để từ đó phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không cần thành lập các tổ chức kinh tế. Cho nên, đây là nguyên tắc kế toán BCC và là hình thức hợp tác có lợi cho các nhà đầu tư. Hoạt động này sẽ được đồng kiểm soát bởi các bên đã góp vốn theo thỏa thuận hoặc được kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia. Hoạt động của BCC sẽ có sự tham gia của một bên hoặc cả hai bên cùng thực hiện nên nó phải đáp ứng được lợi ích và chức năng kinh doanh của một trong hai bên hoặc cả hai bên. Trong tất cả các trường hợp, khi nhận tiền rồi, tài sản của các bên sẽ phải đóng góp cho hoạt động đã ghi trong BCC, còn bên nhận thì có trách nhiệm phải kế toán, phải trả nợ (nếu nợ), không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu. Hiện nay, mô hình Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC khá được ưa chuộng và phổ biến do sự tiện lợi, nhanh chóng, dễ thực hiện, không cần vận hành, không cần pháp nhân, phù hợp với mục đích hợp tác ngắn hạn và giúp các bên khi rút lui tránh xô xát, mâu thuẫn.

Xem thêm: Tìm việc làm kế toán tổng hợp

2. BCC gồm những loại nào?

Thông thường, BCC hay được chia làm 2 loại, tùy theo chức năng và mục đích của nó.

– Theo pháp luật, về kế toán:

+ BCC theo hình thức TÀI SẢN đồng kiểm soát

+ BCC theo hình thức HOẠT ĐỘNG KINH DOANH đồng kiểm soát

– Theo lợi nhuận sau thuế:

+ BCC theo hình thức chia DOANH THU, SẢN PHẨM TRƯỚC THUẾ

+ BCC theo hình thức chia LỢI NHUẬN SAU THUẾ

3. Trong một bản BCC gồm có những nội dung gì?

Dưới đây là những nội dung cần phải có trong một bản BCC

– Thông tin giao dịch: họ và tên, địa chỉ, email, số điện thoại của người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng và địa chỉ diễn ra giao dịch hoặc nơi thực hiện dự án.

– Mục tiêu, phạm vi, hình thức hoạt động đầu tư kinh doanh,

– Những đóng góp, cống hiến của các bên tham gia hợp đồng + kết qủa đầu tư kinh doanh được phân chia giữa các bên đã kí hợp đồng BCC

– Tiến độ và thời gian thực hiện hợp đồng

– Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia

– Sửa đổi, bổ sung, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng.

– Trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng và cách giải giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp.

Trên đây là những nội dung tối thiểu phải có trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, các bên có thể thỏa thuận để thêm các điều khoản khác. Nếu các nội dung trên không có đầy đủ hoặc ít hơn thì cũng không sao cả, không ảnh hưởng đến hiệu lực Hợp đồng BCC vì những nội dung này không nằm trong nội dung làm hợp đồng vô hiệu theo quy định pháp luật.

Tham khảo: Việc làm nhân viên quản lý hợp đồng

4. Các thủ tục đăng kí hợp đồng BCC

4.1. Điều kiện đăng kí Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Trước khi làm các thủ tục đăng kí Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC với cơ quan nhà nước, Sở kế hoạch đầu tư, bạn cần phải nắm rõ các trường hợp và điều kiện sau:

– Có 51% vốn điều lệ trở lên nằm trong tay tổ chức kinh tế.

– Có 51% vốn điều lệ trở lên nằm trong tay nhà đầu tư nước ngoài hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với tổ chức là công ty hợp danh).

– Có 51% vốn điều lệ trở lên nằm trong tay tổ chức kinh tế, đồng thời có nhà đầu tư nước ngoài.

Lưu ý:

– Có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh thì tuân theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.

– Có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ hoặc không có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức là công ty hợp danh thì tuân theo quy định như đối với nhà đầu tư trong nước và hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

4.2. Thủ tục đăng kí hợp đồng BCC

– Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Hợp đồng kinh doanh BCC bao gồm:

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

+ Bản sao Giấy Chứng Minh Nhân Dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân) hoặc bản sao giấy chứng nhận thành lập, giấy đăng kí kinh doanh hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý của các nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài)

+ Đề xuất dự án đâu tư: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, phương án huy động vốn, thời hạn, địa điểm, tiến độ đầu tư, nhu cầu lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá về các tác động, tác nhân, ảnh hưởng và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

+ Bản sao của một trong những giấy tờ sau: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính

+ Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. (Nếu dự án không yêu cầu Nhà Nước cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu tương tự xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm đó để thực hiện dự án đầu tư)

+ Giấy giải trình về công nghệ: nội dung tên công nghệ, nguồn gốc, địa điểm, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghê, các thông số kĩ thuật, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ nếu thực hiện các dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

+ Bản in giấy Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

– Nơi nộp thủ tục: phòng Đăng ký đầu tư thuộc Sở kế hoạch đầu tư

– Thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư: 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng liên doanh là gì?

5. Ưu điểm và hạn chế của Hợp đồng kinh doanh BCC

5.1. Ưu điểm

– Giúp các nhà đầu tư không phải thành lập các tổ chức kinh tế nên tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc và vốn đầu tư.

– Các bên hợp tác cùng có lợi, vừa giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, vừa khắc phục những sai sót, thiếu hụt của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư được nhân danh là tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền lợi và nghĩa vụ. Tư cách pháp lý độc lập sẽ giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc.

5.2. Hạn chế

– Nhà đầu tư không phải thành lập tổ chức kinh tế nên khi thực hiện dự án đầu tư, các nhà đầu tư phải kí kết các hợp đồng hỗ trợ, phục vụ cho việc thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Vì không thành lập tổ chức kinh tế nên giữa các bên không có con dấu chung – con dấu bắt buộc ở Việt Nam (trong một vài trường hợp). Cho nên, hai bên phải thỏa thuận để quyết định sử dụng con dấu của một bên và phục vụ oạt động kinh doanh. Điều này làm tăng trách nhiệm của một bên so với bên còn lại.

– Chỉ thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC trong các dự án ngắn hạn, không thể thực hiện trong dự án lâu dài.

Vậy là vừa rồi, timviec365.com.vn đã giới thiệu cho các bạn đầy đủ và chi tiết định nghĩa của BCC cùng vai trò, tầm quan trọng của BCC trong kế toán, cũng như trong công việc kinh doanh. Hi vọng, với những ai đang có ý định sử dụng BCC đã nắm rõ được các thủ tục đăng kí, ưu điểm và hạn chế của BCC,… Hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết bổ ích lần sau.