Gia sư online
Tiếng Anh chính là ngôn ngữ giao tiếp thứ 2 của thế giới và là ngôn ngữ giao tiếp chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời cũng là ngôn ngữ chính thức của Liên minh Châu Âu EU. Sức mạnh của tiếng Anh còn được khẳng định khi trong bất kỳ các sự kiện quốc tế, các tổ chức toàn cao, các hội thảo giữa nhiều quốc gia,… đều mặc định lấy tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chung để trao đổi ý kiến thông tin với nhau.
Đối với Việt Nam – vùng lãnh thổ mang thân hình chữ S nhỏ bé nằm ở khu vực Đông Nam Á đang đứng trước thời đại phát triển mới hòa chung với sự phát triển nhộn nhịp trên toàn thế giới ngôn ngữ giao tiếp chung ngày càng cần thiết, việc học tiếng Anh từ đó cũng ngày càng quan trọng. Đặc biệt là đối với các bạn học sinh, sinh viên – thể hệ mang lại tương lai cho đất nước thì việc học sâu, hiểu rộng, kiến thức trang bị đầy đủ từ giao tiếp tới học vấn không thể không chú trọng.
Khi có khả năng giao tiếp tiếng Anh, việc mở rộng mối quan hệ với bạn bè quốc tế trở nên dễ dàng hơn và dường như sẽ không điều gì ngăn cản được điều này nếu bạn có thêm cả kỹ năng giao tiếp cơ bản. Ngôn ngữ chính là phương tiện để gắn kết con người trên toàn thế giới lại với nhau. Tuy nhiên bạn không thể kết nối với đối phương nếu mỗi người nói một thứ tiếng. Như vậy chẳng khác gì đang độc thoại.
Bạn có thể khác họ về chủng tộc, màu da và có thể tồn tại ở một góc nhỏ nào đó trên trái đất mà không hề hay biết đến sự hiện diện của họ cũng trên trái đất này trước đó nhưng chỉ cần bạn biết một ngôn ngữ chung bạn có thể kết nối với họ có thể học hỏi được nhiều điều thú vị, hữu ích từ họ. Vậy sự kết nối có thể bắt đầu được từ khi nào? Khi bạn trưởng thành và có một công việc cần giao tiếp với đối tác nước ngoài hay khi bạn đi du lịch ngoài lãnh thổ và tiếp xúc với người bản địa,…? Sự kết nối không cần có lý do hay hoàn cảnh, cũng không quan tâm tới độ tuổi hay công việc mà nó có thể phát sinh bất cứ khi nào. Thậm chí càng sớm càng tốt. Và lứa tuổi học sinh là lúc thích hợp nhất để học ngôn ngữ và cách giao tiếp tiếng Anh chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng.
Xem thêm: Tìm gia sư tiếng Anh
Bắt đầu một cuộc trò chuyện giữa hai người chưa quen biết thì điều đầu tiên bạn thường làm là gì? Dù người đối phương là người Việt Nam hay người nước ngoài thì để hai bên hiểu rõ về nhau, hai bên cần giới thiệu rõ ràng về bản thân mình. Tuy nhiên nếu là người Việt đã quá hiểu về văn hóa giao tiếp của đất nước thì những thông tin cần thiết giới thiệu về bản thân có khó khăn gì. Nhưng nếu đối phương là người nước ngoài thì sao? Bạn nên bắt đầu một cuộc trò chuyện bằng việc giới thiệu bản thân những thông tin gì để gây được ấn tượng ban đầu với họ?
Đối với lứa tuổi học sinh, một cuộc trò chuyện với những chủ đề rất đơn giản, dễ thương và với suy nghĩ vẫn còn ngây thơ chúng không quá cầu nệ trong cuộc nói chuyện. Tuy nhiên khi giới thiệu về bản thân bằng tiếng Anh đầy đủ để tạo ấn tượng cần có những thông tin cơ bản như:
– Một lời chào hỏi xã giao là không thể thiếu
– Giới thiệu về tên để biết cách xưng hô khi giao tiếp
– Giới thiệu về tuổi
– Giới thiệu quê và địa chỉ đang sinh sống
– Giới thiệu về gia đình
– Giới thiệu về sở thích
– Một số thông tin giới thiệu khác có thể thêm vào nếu muốn đối phương hiểu hơn về mình như: thông tin về trường, lớp, bạn thân và các thành tích trong học tập,…
Để bắt đầu một cuộc trò chuyện hầu hết đều sẽ mở lời bằng những câu chào hỏi xã giao đơn giản như:
– Hello!
– Hi!
Hoặc cũng có thể mở lời bằng cách chào từ thời điểm trong ngày theo phong tục của người phương Tây mang nghĩa chúc những điều tốt lành dùng trong trường hợp lịch sự, trang trọng vào buổi sáng, buổi trưa, buổi tối như:
– Good morning! (Chào buổi sáng)
– Good afternoon! (Chào buổi chiều)
– Good evening! (Chào buổi tối)
Tuy nhiên trong trường hợp một bài giới thiệu bản thân cho học sinh, cách mở đầu này thường ít được dùng hơn mà thay vào đó sẽ dùng cách đầu tiền và thêm sau đó các cụm từ thể hiện sự vui mừng để bắt đầu màn giới thiệu dễ dàng hơn như:
– Nice to meet you!
– Good to meet you!
– Pleased to meet you!
– …
Sau khi kết thúc lời mở đầu, câu tiếp theo rất quen thuộc mà các bạn học sinh thường nói đó là:
My name is/ I’m + tên hoặc My full/ first/ last name is + tên đầy đủ
Ví dụ: My name is Thu. My full name is Nguyen Thi Thu
Bạn có thể tạo sự thân thiện hơn bằng cách giới thiệu biệt danh để đối phương cảm thấy thân thuộc hơn với cấu trúc:
– You can call me/ Everyone calls me + Biệt danh (tên thường gọi)
– My nick name is + Biệt danh (tên thường gọi)
Rồi sau đó để cuộc giao tiếp có sự tương tác một câu hỏi tên nên được đưa ra “What your name?”
Tên đã giới thiệu thì tiếp đó sẽ là tuổi. Mẫu câu giới thiệu tuổi đơn giản nhất đối với học sinh có cấu trúc như sau:
– I’m + tuổi + years old
– I’m over/ nearly + tuổi
Ví dụ: I’m 15 years old
Có thể cung cấp chi tiết về ngày sinh nhất với mẫu câu: My birthday is on + ngày sinh của bạn. Và để biết thông tin về tuổi và ngày sinh của đối phương bạn có thể hỏi một câu ngắn gọn là “And you?”. Tuy nhiên những câu hỏi thêm này chỉ dùng khi giao tiếp còn trong một bài giới thiệu xuyên suốt về bản thân thì không được có những câu hỏi như vậy.
Mẫu câu giới thiệu địa chỉ sinh sống không hề làm khó học sinh thời nay đó là:
– I’m from/ I’m come from + quê của bạn
– My hometown is/ I’m originally from + tên quê của bạn
– I’m + nationality + quốc tịch
– I was born in + nơi sinh ra
Ví dụ: I’m from Ha Noi and I was born in Ha Noi
Mẫu câu giới thiệu địa chỉ cụ thể đang sinh sống:
– I live in/ My address is + địa chỉ đang sinh sống
– I live on + tên đường + stress
– I live at + địa chỉ bạn sinh sống
– I grew up in + địa chỉ bạn lớn lên
Giới thiệu về gia đình là nội dung mà bất cứ học sinh nào cũng không quên. Với nội dung này, chúng thường giới thiệu về số lượng thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ và anh/chị/em, ông/bà,… trong gia đình.
Mẫu câu để giới thiệu phần này thường dùng:
– There are + number + of us in my family
– My family has + number + people
– I live with my + người thành viên trong gia đình đang sống cùng, có thể là Parents, sister, brother, grandfather and grandmother,…
Mẫu câu giới thiệu về sở thích gồm có:
– I like/ love/ enjoy + tên hoạt động, sở thích của bạn
– I am interested in + sở thích: Tôi hứng thú với….
– I am good at….: Tôi giỏi…
– My hobby is/ My hobbies are + sở thích: Sở thích của tôi là….
Ngoài ra còn rất nhiều mẫu câu giới thiệu sở thích khác với các từ vựng như favorite,… và một số từ vựng về sở thích có thể tham khảo như:
– Reading book: Đọc sách
– Playing with friends: Chơi với bạn bè
– Surfing the Internet: Lướt web
– Listening to music: Nghe nhạc
– Cartoons movie: xem phim hoạt hình
– Playing badminton/ soccer/ cycling/ running/…: Chơi cầu lông/ đá bóng/ đạp xe/ chạy,…
– Giới thiệu về học vấn: I’m in 5th grade (Tôi đang học lớp 5)/ I’m in 5D class (Tôi đang học lớp 5D)
– Giới thiệu thông tin liên lạc để giữ liên lạc với đối phương: My phone number is + SĐT.
Tham khảo: Bí quyết học tiếng Anh nhanh, hiệu quả
Hi! My name is Thu. I live in Hanoi. There are five people in my family, including my parents, my sister, brother and me. At present, I’m studying in 6D at Me Linh Primary school and I’m 11 years old. I have a lot of friends in my school anh in school I like learning Maths and literature. My hobbies are swimming and reading book.
Good morning. My name’s Hien. I’m over 15. My birthday is on 5th, November, 2005. I’m from Ha Noi. I live with my family including two brothers and a sister. I’m studying in 9D at Thach That Primary school. I love drawing, reading books and playing cycling. Besides that I like learning Art and English.
Trên đây là những gợi ý những nội dung cần có trong bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh ấn tượng cho học sinh. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị cho riêng mình một bài giới thiệu thật đầy đủ và hoàn hảo đồng thời cũng là gợi ý cho các bậc phụ huynh trong quá trình dạy con cái.