“PPP” là ký hiệu viết tắt của cụm từ “Public & Private Partner” – hiểu là mối quan hệ hợp tác công – tư giữa nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư bên ngoài để cùng thực hiện các dự án xây dựng thông qua văn bản hợp đồng. Đó là những dự án phát triển về kết cấu cơ sở hạ tầng, những dự án xây dựng được tiến hành cải tạo, vận hành hay kinh doanh, quản lý theo cơ sở hợp đồng đã được ký kết.
Đến nay, mô hình hợp tác công – tư này được áp dụng khá phổ biến, rộng rãi tại nhiều địa phương. Hợp đồng PPP sẽ do chính nhà nước soạn thảo theo đúng những tiêu chuẩn về dịch vụ cung cấp. Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân đầu tư sẽ được khuyến khích thực hiện theo cơ chế thanh toán dựa trên chất lượng của các dịch vụ. Điều này sẽ góp phần tối ưu hóa được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như cung cấp đến những dịch vụ công cộng đạt chất lượng tốt nhất và mang đến lợi ích cao cho nhà nước, các doanh nghiệp đầu tư cùng với những người dân sử dụng các dịch vụ đó.
Dự án PPP hiểu đơn giản nhất chính là một sự hợp tác giữa nhà nước với những doanh nghiệp đầu tư tư nhân trong mối quan hệ về kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhau, hướng tới một mục đích chung là thực hiện các dự án được ký kết, hợp tác về công – tư.
Theo đó, các nhà đầu tư sau khi đã trúng thầu dự án thì sẽ được nhà nước chuyển giao toàn bộ những quyền lợi cùng với trách nhiệm có liên quan đến việc thực hiện các dự án theo từng mức độ khác nhau, qua đó để đầu tư về cơ sở hạ tầng, các vấn đề về kỹ thuật dành cho các khối đầu tư khác nhau.
Với những dự án PPP này thì hầu hết nguồn vốn để đầu tư cho các dự án sẽ được các doanh nghiệp tư nhân tài trợ, nhà nước chỉ đóng góp một phần nhỏ và không quá 30% trên tổng số vốn đầu tư của dự án. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp là do sự quyết định của Chính phủ.
Hợp đồng PPP có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người cũng như được sử dụng khá rộng rãi hiện nay trong ngành xây dựng. Tuy vậy, không hẳn ai cũng hiểu về khái niệm hợp đồng PPP là gì?
Có thể hiểu về hợp đồng PPP chính là những hợp đồng đầu tư được ký kết theo hình thức quan hệ đối tác công tư giữa nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân. Hợp đồng này được thảo luận, thương lượng cũng như đưa ra các điều khoản hợp lý về vấn đề xây dựng, cải tạo các dự án và ký kết giữa 2 bên liên quan thông qua những người có thẩm quyền quyết định. Đặc điểm của hợp đồng PPP cần lưu ý bao gồm:
– Hai bên chủ thể đứng ra để ký kết hợp đồng PPP phải là các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư tư nhân.
– Hợp đồng PPP là loại hợp đồng có liên quan đến các công trình và kết cấu cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ công.
Xem thêm: Tìm việc làm dự án
Việc triển khai và thực hiện dự án PPP mang lại rất nhiều lợi ích lớn dành cho nhà nước, cho doanh nghiệp cũng như người dân sử dụng các công trình, cơ sở hạ tầng hay dịch vụ. Cụ thể ưu điểm của dự án PPP đó là:
– Dự án PPP giúp thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ quá trình phân phối, vấn đề quản trị hay quản lý các dự án xây dựng.
– Dự án PPP góp phần cung cấp đầy đủ các nguồn lực để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người hiện nay.
– Việc đẩy mạnh các dự án PPP cũng giúp cho khả năng được tiếp cận các ứng dụng công nghệ mới nhất được nhanh chóng, hiệu quả hơn (bao gồm cả phần mềm và phần cứng) cũng như nắm bắt được những ưu điểm, lợi thế mà chúng mang lại.
– Việc lập các kế hoạch để phát triển các dự án một cách đúng đắn cũng cho phép lựa chọn tốt hơn về các đối tác hay hỗ trợ cho việc đưa ra những quyết định liên quan đến cấu trúc của các dự án ra sao. Từ đó có thể lựa chọn ra những ứng dụng công nghệ tốt và phù hợp nhất đối với các cấu trúc riêng của từng dự án và dự tính về chi phí cho dự án.
Mô hình dự án PPP hiện nay đang được áp dụng rất phổ biến bởi:
– Dự án PPP cung cấp một cách vô cùng hiệu quả những dịch vụ về cơ sở hạ tầng cần thiết cho người dân.
– Áp dụng mô hình xây dựng các dự án PPP không yêu cầu phải chi các khoản bằng tiền mặt ngay những thời điểm đó, do vậy có thể giảm bớt mối lo và gánh nặng liên quan đến chi phí cho việc thiết kế hay xây dựng dự án.
– Việc áp dụng dự án PPP có thể giảm bớt các rủi ro và chuyển các rủi ro đó sang các khu vực tư nhân khác.
– Lựa chọn mô hình dự án PPP có thể giúp cho việc lựa chọn một cách hiệu quả hơn trong các thiết kế, các ứng dụng công nghệ, vận hàng cùng với chất lượng của các cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh những ưu điểm lớn trên thì dự án PPP vẫn còn tồn đọng một số hạn chế đó là:
– Hầu hết các dự án PPP đều không khả thi bởi nó ảnh hưởng đến chính trị, thương mại hay về pháp lý.
– Những khu vực tư nhân thường không quan tâm nhiều đến các dự án PPP bởi thực chất việc thực hiện các dự án này là khá rủi ro vì những hạn chế về kỹ thuật, trình độ của những người thực hiện, vấn đề về tài chính, yếu tố quản lý các dự án,…
– Dự án PPP có thể sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với các dự án thông thường trừ khi có các chi phí bổ sung (bao gồm chi phí về tài chính và chi phí để vận hành dự án) để có thể bù đắp được về hiệu quả của dự án.
– Những thay đổi liên quan đến vấn đề quản lý cùng với việc kiểm soát dự án về tài sản, các cơ sở hạ tầng có thể sẽ không đủ để cải thiện được về hiệu quả của kinh tế trừ những trường hợp nó được các điều kiện khác đáp ứng. Đó là những hoạt động liên quan đến vấn đề cải cách về hành chính, vấn đề quản lý các cơ sở hạ tầng cũng như môi trường hoạt động.
– Một dự án PPP để có thể thành công thì cần phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau như là hiệu quả của việc quản lý, sự phối hợp của các bên liên quan,…
Tham khảo: Hợp đồng BT là gì?
Trên thế giới hiện nay có 5 hình thức PPP được áp dụng rộng rãi đó là:
– Hình thức nhượng quyền khai thác – một hình thức mà theo đó toàn bộ những cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng đều sẽ được nhà nước xây dựng cũng như sở hữu. Tuy nhiên thì những dự án PPP này sẽ được giao lại cho các nhà thầu tư nhân để khai thác rồi nhà nước thu hồi lại vốn, đồng thời nhận những lợi nhuận nhất định qua cách đấu giá.
– Hình thức xây dựng – vận hành – chuyển giao BOT – đây là một hình thức mà các doanh nghiệp sẽ thực hiện đấu thầu các dự án PPP rồi sẽ bỏ toàn bộ vốn để xây dựng công trình dự án đó. Khi đó, nhà nước sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân có thể xây dựng nên các trạm thu phí nhằm thu lại vốn cùng với hưởng lợi nhuận từ các công trình đó. Sau một khoảng thời gian nhất định thì công trình đó sẽ phải chuyển giao lại cho nhà nước.
– Hình thức PPP theo mô hình thiết kế – xây dựng – tài trợ – vận hành – đây được hiểu đơn giản là một hình thức xây dựng công trình dự án mà trong đó các doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp đứng ra để xây dựng, tài trợ về nguồn vốn cho các hoạt động cũng như vận hành toàn bộ dự án nhưng công trình đó sau khi hoàn thành vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
– Hình thức xây dựng – chuyển giao – vận hành – với mô hình này thì các nhà thầu sau khi đã hoàn thành thì sẽ chuyển giao công trình cho nhà nước để nhà nước sở hữu cũng như vận hành. Tuy vậy, Chính phủ sẽ vận ưu tiên cho các dự án khác của nhà thầu để họ có thể thu hồi vốn, đồng thời kiếm thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
– Hình thức xây dựng – sở hữu – vận hành – các doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp xây dựng các dự án rồi sở hữu và vận hành các công trình đó và thu hồi vốn, lợi nhuận cho mình.
Tại Việt Nam tính đến thời điểm này thì áp dụng phổ biến nhất là 2 hình thức PPP đó là BOT và BOO như sau:
– Hình thức xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT) – hình thức này chính là các doanh nghiệp tư nhân, nhà thầu sau khi trúng dự án thì sẽ phải bỏ vốn ra để tiến hành xây dựng cũng như tài trợ cho dự án đó. Sau khi đã hoàn thành thì nhà nước sẽ cho phép vận hành và thu phí để lấy lại vốn cùng lợi nhuận. Khi đã hết thời gian theo hợp đồng thì sẽ phải chuyển giao lại công trình đó cho nhà nước.
– Hình thức xây dựng – sở hữu – vận hàng (BOO) – đây là một hình thức mà các doanh nghiệp đấu thầu dự án rồi đứng ra xây dựng, sở hữu cũng như trực tiếp vận hành các công trình, dự án đó.
Hình thức đầu tư BOO là gì?
Việt Nam tính đến nay đã có rất nhiều dự án PPP được xây dựng và vận hành bao gồm cả nguồn vốn từ nhà nước và các nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, một số dự án PPP lớn được biết đến đó là:
– Dự án xây dựng công trình cảng Liên Chiểu
– Dự án xây dựng công trình xử lý bùn tại Đà Nẵng
– Dự án xây dựng công trình công viên phần mềm số 2
– Dự án xây dựng công trình hầm cáp kỹ thuật
– Dự án xây dựng công trình hệ thống xử lý nguồn nước thải ở các khu công nghiệp
– Dự án thực hiện chăn nuôi gia súc và gia cầm tại Hòa Phước
– Dự án thực hiện cải tạo các công trình, cơ sở hạ tầng ở những khu vực bán hàng tại các khu chợ như chợ Cồn, chợ Hàn,…
Như vậy, qua bài viết trên đây của timviec365.com.vn, các bạn đã hiểu về https://timviec365.com.vn/doi-tac-cong-tu-la-gi-b801.htmlt rồi đúng không nào? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất dành cho các bạn, từ đó có thể áp dụng vào thực tế và công việc của mình trong tương lai nhé!