Để giải đáp cho câu hỏi “4C là gì?”, thì đây chính là một mô hình hoạt động phổ biến được áp dụng trong lĩnh vực Marketing.
Marketing 4C bao gồm:
Trong những phần tiếp theo, các khái niệm này sẽ được giải đáp kỹ càng hơn.
Đầu tiên, bạn phải biết khách hàng mục tiêu của mình là ai, nhu cầu và mong muốn của họ là gì. Người tiêu dùng sẽ là nguồn lực thúc đẩy tất cả các nỗ lực tiếp thị của bạn trong suốt quá trình kinh doanh. Có kiến thức về đối tượng mục tiêu của bạn giúp bạn dễ dàng tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Đây là điều giúp bạn đánh giá tốt hơn về việc kinh doanh, cũng như tính chất của tệp khách hàng tiềm năng.
Những đặc tính của đối tượng tiêu thụ đại diện cho khách hàng lý tưởng của bạn và khi bạn hiểu họ, đồng nghĩa với việc bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu mua hàng và sử dụng của đối tượng mục tiêu. Điều này dẫn đến việc cải thiện giao tiếp với người tiêu dùng của bạn và mang lại cho họ cảm giác rằng bạn cũng hiểu họ, từ đó sẽ giúp cải thiện doanh số bán hàng. Tất nhiên, sản phẩm là trọng tâm quan trọng trong bất kỳ mô hình tiếp thị nào, nhưng hãy luôn nhớ giá trị mà người tiêu dùng mạng lại.
Đọc thêm: 4P trong Marketing là gì? Mô hình Marketing mix gồm 4Ps và 7P
Trong mô hình tiếp thị 4C, chi phí đánh giá các cân nhắc khả năng đáp ứng từ quan điểm của người mua. Xác định chi phí liên quan đến việc thực hiện nghiên cứu chi tiết về những gì khách hàng có thể và sẵn sàng trả. Ngoài ra, doanh nghiệp hãy nghiên cứu chi phí của các sản phẩm cạnh tranh. Nghiên cứu này sẽ giúp bạn tìm ra liệu việc bán sản phẩm của bạn với chi phí mà khách hàng sẵn sàng trả có mang lại lợi nhuận hay không.
Bạn cũng sẽ cần phải tính đến các chi phí bổ sung khi mua sản phẩm của bạn ngoài giá trên nhãn dán của nó. Ví dụ, khách hàng sẽ cần phải trả bao nhiêu tiền thuế, chi phí nhập hàng hoặc chi phí vận chuyển cho khách. Một điều quan trọng cần ghi nhớ là giá sản phẩm của bạn không nhất thiết phải thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm của bạn. Rốt cuộc, mức giá thấp không phải lúc nào cũng thúc đẩy doanh số bán hàng. Cuối cùng, lợi ích, giá trị mà sản phẩm mang lại sẽ thật sự phản ánh đúng chi phí mà khách hàng bỏ ra.
Đọc thêm: Tiếp thị liên kết là gì? Cách thực hiện mô hình này ra sao?
Chữ C thứ 3 để giải đáp khái niệm 4C là gì chính là Communication – Giao tiếp, và ở đây chính là đề cập đến cách bạn sẽ tương tác với khách hàng của mình. Bạn sẽ muốn tìm cách tương tác với khách hàng mục tiêu để xây dựng niềm tin vào thương hiệu và sản phẩm của mình. Khách hàng muốn biết việc mua sản phẩm của bạn sẽ mang lại lợi ích cho họ như thế nào và đó là điều bạn cần tập trung để giao tiếp với họ.
Bạn nên dồn toàn lực vào việc cung cấp thông tin có liên quan cho khách hàng để giúp họ tìm ra vấn đề, nhu cầu hoặc những khó khăn họ gặp phải là gì. Sau đó, điều này sẽ cho phép bạn định vị sản phẩm của mình như một giải pháp tiềm năng. Điều này đòi hỏi bạn phải đặt câu hỏi cho khách hàng và lắng nghe những gì họ nói. Suy cho cùng, giao tiếp là một con đường hai chiều.
Ngoài ra, quảng cáo sản phẩm là nói những gì đúng đắn, tốt nhất về sản phẩm và hy vọng khách hàng mua nó. Truyền thông là công cụ nhằm tăng cường sự hiểu biết của bạn về khách hàng và xây dựng niềm tin vào thương hiệu của bạn. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là thông qua mạng xã hội, hay cụ thể hơn chính là lời bình luận, phản ánh từ các chuyên gia hay cư dân mạng.
Sự thuận tiện tập trung vào mức độ dễ dàng của khách hàng khi mua sản phẩm của bạn. Bạn sẽ muốn xác định các rào cản tiềm ẩn và tìm ra cách loại bỏ các rào cản đó để cải thiện sự thuận tiện cho khách hàng. Ví dụ, có thể giao diện người dùng kém đang ngăn cản khách hàng tiềm năng sử dụng trang thương mại điện tử của bạn. Việc liên tục cập nhật tính năng, công cụ hỗ trợ chất lượng hơn để giúp khách hàng có quá trình mua hàng dễ dàng hơn cũng là một vấn đề rất quan trọng.
Trong thế giới ngày nay, người tiêu dùng có nhiều quyền lực hơn bao giờ hết. Như vậy, nỗ lực tiếp thị của bạn sẽ thành công hơn nếu bạn thực hiện cách tiếp cận hướng đến khách hàng một cách tận tình và nhiệt huyết hơn. Bằng cách sử dụng mô hình tiếp thị 4C, bạn sẽ thành công hơn khi nhắm mục tiêu những khách hàng thực sự quan tâm đến những gì bạn cung cấp. Chưa kể rằng cách tiếp cận như vậy sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình.
Một khái niệm 4C khác (Clarity, Credibility, Consistency, Competitiveness) thường được sử dụng nhiều nhất trong truyền thông tiếp thị và được tạo ra bởi David Jobber và John Fahy trong cuốn sách “Nền tảng của tiếp thị” (2009). Giải thích cho những ai chưa rõ 4C là gì trong mảng này, thì đây là tượng trưng cho 4 tính chất bao gồm sự rõ ràng, tín nhiệm, nhất quán, cạnh tranh.
Với mô hình này, những chuyên gia đề cao những thông điệp, ý tưởng rõ ràng mà doanh nghiệp mang đến, kết hợp với một sự nhất quán trong quan điểm kinh doanh. Những nội dung này cũng cần tính xác thực, tạo được uy tín của bản thân công ty, cũng như chiếm trọn niềm tin từ người tiêu dùng. Cuối cùng, mỗi nhà phát hành sản phẩm luôn phải tạo ra tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường để cùng nhau phát triển lớn mạnh.
Một khi doanh nghiệp đã phân khúc tiếp thị và xác định được đối tượng mục tiêu, thì giai đoạn tiếp theo là định vị doanh nghiệp. Để đạt được điều này thành công, 4C là một công cụ hữu ích để tạo ra tuyên bố định vị hoặc xây dựng đề xuất giá trị trực tuyến.
Để hiểu cách thức hoạt động của điều này trong thực tế, chiến lược của bốn tập đoàn nổi tiếng trên toàn cầu như Bose, Apple, Nike hay Harrods đã được nghiên cứu và điều thú vị là các khẩu hiệu của họ đều đáp ứng các quy tắc về tính rõ ràng, tín nhiệm và yếu tố nhất quán. Về phần năng lực cạnh tranh thì lại ít rõ ràng hơn.
Tóm lại, 4C là một mô hình tuyệt vời để sử dụng khi phát triển khẩu hiệu hoặc đề xuất giá trị trực tuyến mà không nhất thiết phải sử dụng tất cả 4 tính chất. Điều cần thiết là khẩu hiệu phải cung cấp sự rõ ràng và đáng tin cậy, nếu không sẽ có thể duy trì hoạt động.
Hy vọng rằng những kiến thức chuyên sâu mà timviec365.com.vn mang đến có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn thuật ngữ 4C là gì, cũng như sớm triển khai được một mô hình Marketing phù hợp nhé!