1. Tổng quan ngành quản trị kinh doanh
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế thì ngành quản trị kinh doanh đang ở tình trạng thiếu hụt vì chỉ chiếm khoảng 40% tổng như cầu lao động. Trong khi mức tăng tưởng phải đạt 50% thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay.
Bên cạnh đó, chuyên ngành quản trị kinh doanh sẽ phải học tổng quát về tất cả các ngành nghề nên bạn sẽ có kiến thức tổng quan về các lĩnh vực. Thậm chí bạn có thể làm trái ngành như kế toán, tài chính ngân hàng được bởi vì đều trong lĩnh vực kinh tế và được đưa vào trong chương trình học của ngành quản trị kinh doanh.
Người làm quản trị kinh doanh sẽ vai trò rất lớn trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp và đưa ra các quyết định, tổ chức nguồn nhân lực một cách hiệu quả đến hướng tới mục đích chung của tổ chức.
Bởi vậy mà rất nhiều các doanh nghiệp mong muốn tìm những bộ phận quản trị kinh doanh để có thể điều hành hoạt động tiêu thụ, mua bán của công ty một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: Quản lý kinh doanh là gì? Các công việc của quản lý kinh doanh
2. Ngành quản trị kinh doanh thi khối nào?
Đối với các bạn cấp 3 chuẩn bị bước chân vào cánh cổng đại học thì việc chọn cho mình một khối để ôn thi là điều đáng quan tâm nhất và muốn tìm hiểu nhất. Ngành quản trị kinh doanh rất thích hợp với các bạn thích sự năng động, yêu thích kinh doanh và muốn thử sức với vị trí của một người quản lý.
Các khối học chuyên ngành quản trị kinh doanh bao gồm: Khối A00 ( toán, lý, hóa), Khối A01 (toán, lý, anh), Khối D01 (toán, văn, anh). Vậy để có thể thi tuyển vào chuyên ngành này các bạn phải cố gắng ôn luyện, trau dồi các môn học chính như: toán, văn, anh, lý, hóa để có thể tham gia kì thi đại học trong tâm thế sẵn sàng nhất. Hãy chọn cho mình một tổ hợp mà bạn cảm thấy tự tin với môn học đó để đăng kí ứng tuyển.
3. Điểm xét tuyển ngành quản trị kinh doanh các trường đại học trọng điểm miền Bắc
Dưới đây là danh sách điểm chuẩn các trường đại học trọng điểm ở miền Bắc có đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh. Hãy nhìn vào đó để xác định bạn đang ở mức độ nào và cố gắng nỗ lực để đạt những mục tiêu cao hơn nhé!
Top các trường có ngành quản trị kinh doanh hấp dẫn nhất khu vực Hà Nội:
– Trường Đại học Thương Mại (A01, A00, D01) điểm chuẩn là 25.8 với mức học phí 30.4 triệu đồng/kỳ.
– Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (A00, A01, D01, D07) điểm chuẩn là 27.2 với mức học phí 51 triệu đồng/kỳ.
– Trường Đại học Ngoại Thương (A00, A01, D01, D06, D07) điểm chuẩn là 27.95 với mức học phí 20 – 30 triệu đồng/kỳ.
Ngoài ra, còn một số các trường có điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh khác tại Hà Nội như:
– Trường Đại học Hà Nội (D01) điểm chuẩn là 33.2 với mức học phí 21 triệu đồng/kỳ.
– Trường Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia (A01, D01, D09, D10) điểm chuẩn là 33,45 với mức học phí 35 triệu đồng/kỳ.
– Trường Học viện Tài Chính (A00, A01, D01) điểm chuẩn là 25.5 với mức học phí 40 triệu đồng/kỳ.
– Trường Học viện Ngân Hàng (A00, A01, D01, D07) điểm chuẩn là 25.3 với mức học phí 45 triệu đồng/kỳ.
– Trường Đại học Bách Khoa (A00, A01, D01, D07) điểm chuẩn là 25.75 với mức học phí là 20 triệu đồng/kỳ.
– Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (A00, A01, D01) điểm chuẩn là 23.55 với mức học phí là 9 triệu đồng/kỳ.
– Trường Đại học Giao thông Vận Tải (A00, A01, D01, D07) điểm chuẩn là 23.3 với mức học phí 10 triệu đồng/kỳ.
– Trường Đại học Công đoàn (A00, A01, D01) điểm chuẩn là 22.00 với mức học phí là 10 triệu đồng/kỳ.
Hầu hết các trường khu vực miền bắt đều mở chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh. Học trường nào không quan trọng mà trong quá trình học bạn tích lũy được kiến thức, kỹ năng gì cho bản thân để làm hành trang cho các công việc sau này. Do vậy bạn hãy đưa ra sự lựa chọn kỹ lưỡng làm sao phù hợp với năng lực cũng như điều kiện theo mức học phí của các trường.
4. Quản trị kinh doanh học những kiến thức gì?
Khi học chuyên ngành này sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính – ngân hàng, quản trị marketing và điều hành, quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra được học các kiến thức về xây dựng, triển khai hợp đồng ngoại thương, kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp và xây dựng chiến lược lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tạo lập doanh nghiệp riêng cho mình.
Không chỉ các kiến thức nền tảng mà còn được học các kỹ năng mềm như nghệ thuật giao tiếp với khách hàng, kỹ năng lập và phát triển kế hoạch, kỹ năng phát triển văn hóa – doanh nghiệp,…
Đây cũng chính là những yếu tố giúp cho sinh viên theo học ngành này có sự bản lĩnh, tự tin khi làm cho các doanh nghiệp đa quốc gia ở trong và ngoài nước. Những sinh viên có ở ước được tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình thì sẽ có cơ hội trước xu thế kinh tế hội nhập và mở cửa.
5. Học quản trị kinh doanh có thể làm những nghề nào?
Song song với câu hỏi ngành quản trị kinh doanh học khối nào thì các bạn học sinh cũng rất quan tâm tới tính ứng dụng của ngành học vào công việc thực tế. Mấu chốt của việc học là ra trường làm việc ở đâu? Làm việc gì? Có thể làm đa lĩnh vực được không?
Với các bạn học quản trị kinh doanh thì cơ hội làm ở các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước rất rộng mở. Bạn có thể đảm nhiệm rất nhiều các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp như là làm chuyên viên phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ giao dịch khách hàng, tài chính doanh nghiệp, phòng Marketing của các công ty.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm trưởng phòng ở các bộ phận kinh doanh, thậm chí có thể thăng tiến lên vị trí giám đốc điều hành hay giám đốc tài chính của các tập đoàn nếu bạn là người có khả năng làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thành lập công ty riêng tự mình điều hành, quản lý và hoạt động. Một số sinh viên ra trường nhưng có thành tích xuất sắc cũng được mởi ở lại làm giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp trong và ngoài nước.
Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? học gì và làm gì?
6. Mức lương của các cử nhân ngành quản trị kinh doanh
Với những cử nhân ngành tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, thị trường làm việc với họ mở ra vô cùng rộng lớn. Hầu hết các tổ chức đều có hoạt động kinh doanh và một lượng vô cùng lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lương các nhà quản trị hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hiện nay trung bình giao động từ 20 – 35 triệu đồng/tháng. Có thể nói đây là một mức thu nhập hấp dẫn phải không các bạn?
Tuy nhiên đó là những bạn đạt được những vị trí quản lý còn mức lương các bạn sinh viên mới ra trường làm trong ngành hay các ngành nghề có liên quan đều trong khoảng từ 7 – 8 triệu/tháng. Ngoài ra trong kinh doanh bạn cũng có thể hưởng theo doanh số nên mức lương một tháng sẽ là không có giới hạn.
Qua bài viết trên, timviec365.com.vn mong các bạn có thể đưa ra được định hướng học tập cho tương lai của mình và biết được tổng quan về ngành quản trị kinh doanh thi khối nào cũng như các trường đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận dưới bài viết, mình sẽ trả lời toàn bộ các hỏi nhé!