1. Hiểu đúng về quản lý tài sản là gì?
Quản lý tài sản là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi chỉ các hệ thống giám sát và nắm bắt những thứ có giá trị đối với một nhóm hoặc một cá nhân nào đó. Quản lý tài sản được áp dụng đối với tài sản hữu hình hoặc là các tài sản vô hình, trong đó tài sản hữu hình như bàn ghế, nhà cửa… và tài sản vô hình như sức lực, tinh thần, trí tuệ…
Quản lý tài sản là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một quá trình xem xét, vận hành, nâng cấp, duy trì và loại bỏ tài sản một cách có hệ thống nhằm mang lại giá trị sử dụng hiệu quả nhất đối với loại tài sản đó. Đồng thời, thuật ngữ “Quản lý tài sản” cũng được sử dụng phổ biến trong ngành tài chính, một số khác lại sử dụng trong kỹ thuật với ý nghia là thực hành các phương án quản lý tài sản để doanh nghiệp hay các cơ sở sản xuất có thể nhận được những ưu thế tốt nhất.
Hình thức quản lý tài sản là hình thức quản lý một cách có sự tập trung đối với tất cả các loại tài sản, tất cả những vật dụng, đồ dùng hữu hình và vô hình trong doanh nghiệp cũng như là các chi nhánh của doanh nghiệp đều thuộc vào sự quản lý tài sản của cơ quan chủ thể cao nhất.
Với những phân tích cụ thể về việc quản lý tài sản trên đây thì chúng ta đã có những hiểu biết nhất định về việc quản lý tài sản rồi. Việc quản lý tài sản trong các doanh nghiệp đều tồn tại nhiều vấn đề khác nhau, do đó chúng ta cần tìm hiểu và nắm bắt ngay những khó khăn còn tồn tại đối với việc quản lý tài sản trong bất kỳ cơ quan, tổ chức hay môi trường nào.
Tham khảo: Việc làm tài chính
2. Lý do các doanh nghiệp cần quản lý tài sản
Quản lý tai sản mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp có biện pháp quản lý tài sản tốt thì sẽ dễ dàng nắm bắt được số lượng, tình trạng sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời, các cá nhân sẽ có ý thức giữ gìn tài sản để nâng cao tuổi thọ, thời gian sử dụng tài sản và lên kế hoạch cho khoản vốn đê chi vao việc mua bán, trao đổi và sửa chữa tài sản.
Khi quản lý tài sản, cá doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra các kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản đúng cách, nâng cấp tài sản, sửa chữa khi tai sản còn có thể sử dụng được và có kế hoạch loại và bỏ thay mới tài sản khi cần thiết. Bên cạnh đó, khi có phương pháp quản lý tài sản tốt thì hầu hết các doanh nghiệp sẽ dễ dàng nâng cao hiệu quả công việc, tạo cảm giác thoải mái và chuyên nghiệp hơn cho nhân viên trong quá trình làm việc.
Tất cả các nhân viên khi làm việc sẽ từ đó mà có ý thức để bảo vệ tài sản đang dùng, hệ thống lại những loại tài sản, sản phẩm để định hướng kế hoạch sử dụng một cách khoa học, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với bất kỳ loại tài sản nào của doanh nghiệp.
Hệ thống và quá trình quản lý tài sản được thực hiện bài bản cũng một phần nhờ vào ý thức của các nhân viên, các nhà quản lý, đồng thời một phần cũng là nhờ tới các phương pháp quản lý, kiểm kê tài sản một cách hợp lý và khoa học cùng với đó là sự chưa dứt khoát trong sự quản lý và đặt ra từng quy định đối với việc kiểm kê tài sản.
Đọc thêm: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp theo quy định
3. Những khó khăn trong quá trình quản lý tài sản mà các doanh nghiệp thường xuyên gặp phải
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, quá trình lập kế hoạch để có thể quản lý tài sản một cách dễ dàng là điều không hề dễ dàng bởi việc phân loại cũng như các hệ thống tài sản đa dạng và không mang tính chất tập trung. Từ đó dẫn tới nhiều vấn đề nan giải tại các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp này tốn rất nhiều chi phí, thời gian và công sức để có thể tiến hành quản lý tài sản một cách bài bản và có hệ thống.
Sau đây là những khó khăn trong quá trình quản lý tải sản mà các doanh nghiệp thường hay mắc phải. Các bạn cần nắm rõ những khó khăn này để đưa ra các biện pháp quản lý thích hợp nhất.
Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành
3.1. Quá trình phân loại tài sản chưa hợp lý và thống nhất
Việc phân loại các loại tài sản trong các doanh nghiệp lớn là điều không hề dễ dàng, khi mà hệ thống các tài sản nhiều, đa dạng thì sẽ khiến cho doanh nghiệp tốn chi phí và nhân công để tiến hành quản lý tài sản.
Tất cả các quá trình quản lý tài sản đều cần phải được thống kê một cách chi tiết và cụ thể để những người tham gia vào quá trình quản lý tài sản trong doanh nghệp có thể nắm bắt được từng tính chất của tài sản, từ đó có những biện pháp phân loại và quản lý tài sản một cách rõ ràng và có hệ thống.
3.2. Quá trình khấu hao tài sản không được hợp lý
Trong quá trình khấu hao tài sản thì một trong những khâu quan trọng, dó cũng chính là bộ phận đóng vai trò quan trọng và chính yếu giúp cho quá trình quản lý tài sản có hiệu quả chính là khâu kế toán. Bộ phận kế toán là bộ phận trực tiếp tham gia tính toán về chi phí và giám sát từng loại tài sản trong doanh nghiệp.
Nếu như quá trình quản lý và sử dụng tài sản một cách có hệ thống và bài bản thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được các chi phí, vốn và cũng góp phần giúp cho quá trình quản lý tài sản trở nên có hiệu quả hơn, từ đó giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất do quá trình sử dụng tài sản có hao mòn.
3.3. Tính toán sai các chi phí sửa chữa tài sản
Trong quá trình sư dụng tài sản thì tùy vào chất lượng, thời gian sử dụng của từng loại tài sản mà các tài sản sẽ bị hư, giảm chất lượng và hiệu quả sử dụng. Do đó, các doanh nghiệp cần tính toán khoản chi phí sử dụng trong việc sửa chữa tài sản để có kế hoạch sử dụng vốn dành cho việc sửa chữa tài sản.
Nhiều doanh nghiệp không thực hiện tốt vấn đề này nên đã dẫn tới tình trạng chi phí quản lý tài sản quá nhiều va khó kiểm soát. Vì vậy, đây là một trong những điểm khó khăn tại một số doanh nghiệp, họ cũng phải đau đầu về quá trình sử dụng vốn sao cho hợp lý trong việc quản lý tài sản.
3.4. Không nắm bắt được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp muốn tiến hành quản lý tài sản một ách có hiệu quả thì cần phải thống kê tốt và chi tiết, chính xác những thông tin về quá trình kinh doanh trong các giai đoạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại chưa thực hiện tốt điều này và bỏ qua những giá trị thực của việc kinh doanh mà không nắm bắt được những kết quả kinh doanh khiến cho việc kiểm soát các loại tài sản và chi phí cho các loại tài sản đó không được hiệu quả.
Xem thêm: Biên bản bàn giao tài sản là gì?
4. Biện pháp tăng cường hiệu quả trong quá trình quản lý tài sản
Quản lý quản lý tài sản không phải là một ấn đề nhỏ bé mà tât cả cá doanh nghiệp đều có thể giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả lâu dài, bởi trong quá trình sử dụng tài sản sẽ nảy sinh rất nhiểu vấn đề. Do đó, chúng ta cần phải có biện pháp quản lý tài sản một cách chi tiết, bài bản để nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý tài sản.
Xã hội càng phát triển thì các loại tài sản càng đa dạng và được vận hành với nhiều phương thức khác nhau. Từ đó các nhà quản lý buộc phải nghĩ ra các phương pháp quản lý tài sản phù hợp với từng loại tài sản mà doanh nghiệp đó đang sở hữu, rất nhiều phương pháp quản lý tài sản tại các doanh nghiệp nhưng không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả quản lý cao. Dưới đây là những phương án quản lý tài sản mang lại hiệu quả cao, nâng cao giá trị của tài sản và thời gian sử dụng tài sản lên rất hiều.
4.1. Phương pháp sử dụng nhãn dán cho từng loại tài sản
Nhiều doanh nghiệp dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ hiện nay sử dụng phương pháp in nãn dán cho từng loại nhãn dán, nhán dán này phải thể hiện được nét đặc trừng của sản phẩm. Khi sử dụng nhán dán lên các tài sản, sản phẩm của doanh nghiệp thi các doanh nghiệp này sẽ dễ dàng nhận biết và phân loại được tài sản cũng như số lượng tài sản của doanh nghiệp trên thị trường.
Việc in tạo nhãn dán trên các sản phẩm giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nhận biết và phân loại được tài sản của mình trên thị trường một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này không giải quyết nhanh các vấn đề kiểm kê, đo đếm tai sản, các công đoạn này thì các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ công.
4.2. Phương pháp sử dụng mã vạch trong quản lý tai sản
Sử dụng mã vạch trên từng loại sản phẩm được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Đây là phương pháp mang tính hiện đại cao và cũng mang lại hiệu quả quản lý tài sản cao cho các doanh nghiệp.
Các sản phẩm sẽ được phân loại đánh mã vạch thống nhất riêng từng loại. Qúa trình đánh mã vạch vào từng sản phẩm và từng loại sản phẩm cũng là một bước thống kê tài sản, trong quá trình phân phối sản phẩm thì hệ thống quản lý sẽ thống kê lại con số của sản phẩm một cách chi tiết. Từ đó, phương pháp này giúp các doanh nghiệp tránh được sự hao hụt, giảm những rủi ro do quá trình quản lý tài sản thủ công gây ra.
4.3. Phương pháp sử dụng phần mềm trong quản lý tài sản
Hiện nay, việc áp dụng các phần mềm vào các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh rất phổ biến giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong vận hành và quản lý. Nhiều doanh nghiệp sử dụng các phần mềm trong quá trình quản lý tài sản, phương pháp này cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao và nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng tài sản lớn, thậm chí giá trị các tài sản cũng được kiểm soát một cách có hệ thống.
Phần mềm quản lý tài sản tại doanh nghiệp còn có thể kết nối với các phòng ban bộ phận trong doanh nghiệp đó, mang đến hiệu quản trong quá trình báo cáo về số lượng tài sản, tình hình hiện trạng của tài sản… giúp cho doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý toan bộ tai sản của doanh nghiệp.
Như vậy, những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu về việc quản lý tài sản là gì cùng với những vấn đề xoay quanh việc quản lý tài sản, đưa ra các phương pháp quản lý tài sản một cách có hiệu quả để nâng cao hiệu quả làm việc của doanh nghiệp. Để nhận được những thông tin hữu ích và đầy thú vị thì các bạn đừng quên truy cập vào hệ thống timviec365.com.vn nhé!