1. Kotlin là gì?
1.1. Quá trình ra đời của Kotlin
Thuật ngữ Kotlin bắt đầu đến với giới công nghệ vào năm 2011, cha đẻ của Kotlin chính là JetBrains. Kể từ khi ra đời cho tới lúc phiên bản 1.0 được phát hành thì JetBrains luôn luôn quan tâm tới tính tương hợp của Kotlin với ngôn ngữ lập trình Java.
Tháng 5/2017, Kotlin đã được Google sử dụng với vai trò là một ngôn ngữ lập trình chính thức có dùng máy ảo Java. Từ hệ điều hành Android Studio phiên bản 3.0, Google đã tiến hành tích hợp ngôn ngữ Kotlin một cách trực tiếp.
Xem thêm: Việc làm IT phần mềm
1.2. Kotlin là gì?
Kotlin hiểu đơn giản là ngôn ngữ mã nguồn mở, kiểu tĩnh được lập trình dành riêng cho Java Virtual Machine, sử dụng thư viện và công cụ của Java. Mang đặc trưng của ngôn ngữ lập trình theo kiểu tĩnh nên các biến trong Kotlin không cần định nghĩa trước khi dùng. Biến trong đó có thể được tiến hành tạo bất kể ở đâu, được dùng bất kể khi nào nếu như cần.
Kotlin thông qua việc dùng hàm để tham gia hỗ trợ lập trình thủ tục. giống như một số ngôn ngữ lập trình khác như C, C++, Java, chương trình Kotlin của JetBrains có điểm mấu chốt chính là hàm main. Do đó, nó sẽ thông qua mảng chứa số đối bất kỳ của bất kể command line. Trong khi các file của Java có đuôi là .class, .java, .jar thì Kotlin có phần đuổi là .kt.
Có rất nhiều tài liệu đưa ra định nghĩa về Kotlin trong đó, có lẽ những thông tin tham khảo được từ Wikipedia định nghĩa về thuật ngữ này sẽ giúp bạn hiểu được rõ ràng nhất về Kotlin. Theo wikipedia thì Kotlin chính là ngôn ngữ lập trình kiểu tĩnh, chạy trên hệ thống máy ảo Java – JVM, Kotlin cũng có thể sẽ được biên dịch sang mã nguồn Java hoặc dùng LLVM. Kotlin có cú pháp không tương thích với Java thế JVM mà Kotlin chạy trên thư viện sẽ được thiết kế phục vụ cho việc tương tác hoàn hảo với mã Java.
2. Những điểm mạnh của Kotlin
Mặc dù các chuyên gia công nghệ có thể sử dụng rất nhiều ngôn ngữ để biên dịch thành Java bytecode nhưng Kotlin vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của dân lập trình. Sở dĩ như vậy là bởi vì Kotlin có những lợi thế nổi bật sau đây.
2.1. Có khả năng thay thế được cho Java
Có thể thay thế Java chính là điểm mạnh lớn nhất mà Kotlin có thể làm được. Sở dĩ làm được điều này là bởi vì Kotlin luôn tạo ra được sự tương tác tốt với Java, trong một dự án, 2 ngôn ngữ này hoàn toàn có thể tồn tại một cách song song và độc lập, làm cho quá trình biên dịch hoàn hảo được thực hiện.
Khi một dự án công nghệ được thực hiện dưới sự kết hợp của Java và Kotlin thì rất khó để người dùng nhận biết được phần nào viết bằng ngôn ngữ nào trong hai loại này cũng vì nguyên nhân trên – hai ngôn ngữ có khả năng song song cùng tồn tại trong cùng dự án. Như thế rõ ràng người ta có thể sử dụng Kotlin một cách hết sức nhẹ nhàng mà không cần phải có bất cứ một công đoạn chuyển đổi nào to tát diễn ra, càng không phải bắt đầu một dự án khác không dùng Java thì mới có thể sử dụng kotlin. Bất kể lúc nào Kotlin cũng tương thích được với ngôn ngữ Java.
2.2. Kotlin rất dễ để học được
Kotlin ra đời sau, trở thành một “soái ca” công nghệ nếu như đem so sánh với Java vì nó có những điểm được nâng cao hơn Java trên nền tảng tiếp thu nhiều kỹ năng vốn quen thuộc trong code Java. Với những điểm tương đồng, khả năng tương thích thì Kotlin được giới chuyên gia thiết kế khá dễ để học được, đặc biệt là đối với những nhà phát triển Java. Họ sẽ luôn nhận thấy sự quen thuộc về cú pháp thực hiện trong Kotlin giống với Java. Chẳng hạn như bộ code tạo lớp mới trong ngôn ngữ Kotlin giống với bộ code của Java cũng để thực hiện nhiệm vụ này.
Kotlin được thiết kế một cách trực quan nhất kèm theo đặc điểm dễ đọc cho nên dù cho quá trình thực hiện ngôn ngữ Kotlin mà gặp những code khác biệt thì chúng ta vẫn hiểu được ý nghĩa của nó.
2.3. Khả năng kết hợp các yếu tố tốt nhất bên trong thủ tục và lập trình hàm
Trong thực tế của hoạt động lập trình, có rất nhiều lý thuyết về việc lập trình được quảng bá một cách rộng rãi tuy vậy người ta sẽ không thể biết rõ phương pháp lập trình nào là tốt nhất để lựa chọn. Mỗi phương pháp lập trình đều mang theo điểm mạnh – điểm yếu riêng.
Nhiều kịch bản đã được xây dựng cho rằng sử dụng lập trình hàm sẽ lợi thế hơn nhưng cũng chẳng thiếu các khẳng định lại nói quá trình code sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu như tiếp cận được lập trình thủ tục. Trong Java, người thực hiện chỉ có thể thực hiện việc lập trình khi chọn một trong hai phương án trên mà thôi còn với Kotlin thì khác, nó được tạo ra với thế mạng có thể kết hợp những điều tốt nhất nên khả năng hoàn toàn có thể kết hợp được những điểm lợi thế từ cả lập trình thủ tục và lập trình hàm.
2.4. Kotlin được hỗ trợ bởi Android Studio
Kotlin như chúng ta đã nhắc tới, được JetBrains phát triển vào năm 2011 với sự hỗ trợ của IntelliJ – IDE và Android Studio. Dưới sự hậu thuẫn đắc lực này, khi chúng ta cài đặt Plugin Kotlin thì dự án của bạn sẽ được Andrid hỗ trợ về cấu hình, làm cho cấu hình trở nên đơn giản, dễ sử dụng như dạng menu vậy. Đồng thời, IDE cũng vẫn được diễn ra suôn sẻ, hoàn toàn không gặp phải bất cứ trục trặc nào trong việc chạy code, biên dịch Kotlin. Phía Android cũng sẽ cung cấp tính năng tự động hoàn tác, gỡ lỗi, điều hướng việc code đồng thời còn có thể tái cấu trúc đối với Kotlin.
Nếu dự án đã được cấu hình theo chiều hướng hỗ trợ Kotlin thì các nhà lập trình hoàn toàn có thể tiến hành việc chuyển tất cả tập tin có mã nguồn Java trở thành tập tin Kotlin thông qua những cú nhập chuột hết sức đơn giản.
Xem thêm: microservice là gì
2.5. Kotlin giúp việc code ngắn gọn hơn
Có thể thấy rõ được lợi thế này khi đem so sánh 1 lớp Kotlin với một lớp Java có chung nhau một kết quả lập trình. Khi đó bạn sẽ thấy những nội dung được viết ở Kotlin sẽ gọn và nhỏ hơn nhiều so với các nội dung được viết thông qua ngôn ngữ Java. Về lý thuyết code thì rõ ràng, code càng ít thì càng ít lỗi hơn. Như vậy, Kotlin có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm lượng code vì thế các nhà lập trình viên sẽ có được nhiều trải nghiệm thú vị hơn kihi viết code trong Kotlin.
Trong tương lai, ngôn ngữ Kotlin sẽ được tăng cường liên kết cùng với ngôn ngữ Java nhằm đem đến những thay đổi lớn của mã cùng hệ thống cấp cao. Với những tính năng vượt trội của nó trong lợi thế so sánh với java thì Kotlin sẽ trở thành sự lựa chọn ưu tiên khi xây dựng các ứng dụng di động và doanh nghiệp trong tương lai không xa. Đến đây bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng để vừa hiểu rõ Kotlin là gì vừa nắm bắt được ứng dụng tuyệt vời của nó.