Điều cuối cùng của 5 điều Bác Hồ dạy chính là “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” tại sao Bác lại dạy như vậy? trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, Mỹ bắt đầu ném bom bắn phá miền Bắc. Lúc đó Bác kêu gọi mỗi người làm việc bằng hai người để bù đắp cho miền Nam ruột thịt. Chính vì thế mà tại miền Bắc lúc đó xuất hiện rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt, tuy nhiên Bác lại không muốn các em tự kiêu vì điều đó mà phải thật khiêm tốn.
Vậy khiêm tốn là gì?
1. Bạn hiểu thế nào là khiêm tốn?
Khiêm tốn được hiểu chính là một đức tính tốt đẹp của con người chúng ta, sự khiêm tốn của chúng ta được thể hiện qua những lời nói, hành động và cử chỉ của con người đối với con người. Đức tính khiêm tốn giúp cho chúng ta có thêm động lực sống tốt, tinh thần sống tốt, giúp cho con người sống tích cực hơn.
Trái ngược với lòng khiêm tốn của con người thì đó chính là sự kiêu căng, bốc đồng, sự tự mãn, tự cao tự đại của con người. Những người có tính kiêu căng, tự mãn thì thường không được lòng của bạn bè, đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Còn đối với người khiêm tốt thì lại ngược lại, họ nhận được rất nhiều lời khen ngợi của bạn bè, đồng nghiệp và nhận được sự tín nhiệm từ họ.
Đó chinh là sự khiêm tốn của một người mà chúng ta cần phải học tập. khiêm tốn không những giúp cho bạn có lối sống và suy nghĩ tích cực hơn mà còn giúp cho chúng ta nhận được nhiều sự tin yêu từ những người khác. Như vậy, theo bạn chúng ta có nên sống khiêm tốn hay không.
Có một nhà triết gia đã từng nói thế này “bất kỳ người nào tôi gặp đều có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi bắt chước”. Câu nói của ông cho đến thời điểm này nó vẫn đúng và tôi cảm thấy nó đáng để cho tôi phải học tập theo. Đúng vậy, núi cao còn có núi cao hơn. Đến cỗ máy còn chưa hoàn hảo huống chi con người chúng ta. Rồi trong cuộc sống bạn sẽ gặp những người hơn bạn ở điểm này điểm kia, và đó lại chính là điểm khiếm khuyết của bạn khiến cho bạn phải học tập theo. Nếu như bạn nhận ra được điều đó thì bạn là một người khiêm tốn. Còn nếu như bạn không nhận ra được điều đó và cứ khăng khăng cho rằng mình luôn hoàn hảo nhất thì đó chính là tự mãn, tự kiêu.
2. Khiêm tốn không phải khả năng bẩm sinh
Bạn cần phải thấu hiểu một điều chính là khiêm tốn không phải khả năng bẩm sinh của con người, không phải sinh ra bạn đã có sẵn. Mà nó chính là cái bạn học được, bạn tích lũy được trong cuộc sống hàng ngày của mình. Chính vì thế mà khi bạn nhìn thấy người khác thành công bởi sự khiêm tốn của họ thì cũng đừng vội chán nản khi bạn không làm được. Đơn giản một điều, họ có thể làm được thì bạn cũng có thể làm được. Hãy tự tin vào chính mình!
Đức tính khiêm tốn khác hoàn toàn với sự thông minh hay tốc độ xử lý của bộ não. Trí thông minh của bạn có thể là do bẩm sinh và trau dồi trong quá trình học tập, từ khi sinh ra đã có. Còn đối với khiêm tốn, đương nhiên khi mới sinh ra bạn chưa thể có được. Khi đó bạn còn chưa hiểu thể nào là cuộc sống thì làm sao hiểu được đức tính này. Đức tính khiêm tốn sẽ được trau dồi và hình thành chủ yếu bị ảnh hưởng và tác động bởi môi trường sống, bởi cách giáo dục mà bạn được tiếp xúc từ khi còn rất nhỏ.
Chính vì thế mà bản thân mỗi chúng ta cần phải hiểu ngay từ đầu rằng khiêm tốn không phải là bẩm sinh mà nó do luyện tập và cách giáo dục hàng ngày.
Xem thêm: Lý tưởng sống là gì?
3. Người khiêm tốn là người không tầm thường
Khiêm tốn khác với thiếu tự tin, nhút nhát, người khiêm tốn họ biết hạ thấp bản thân của mình đối với nhiều tầng lớp người khác nhau không phân biệt giai cấp giàu nghèo, giới tính.
Khiêm tốn như đã nói không phải là họ thật sự không giỏi mà họ làm như vậy là để vượt qua sự kiêu ngạo của bản thân mình. Lòng kiêu ngạo của mỗi bản thân chúng ta là vô cùng lớn, có rất nhiều người không thể tự vượt qua sự kiêu ngạo của bản thân mình được dẫn đến kiêu căng, ích kỷ.
Đối với những người khiêm tốn, họ hạ thấp bản thân là để nhận những lời chê bai, chỉ trích, đưa ra những cái nhìn đánh giá từ người khác. Từ những lời chê bai đó mà họ có thể hoàn thiện bản thân của mình hơn. Bởi chính bản thân họ hiểu hơn ai hết, họ không phải người hoàn hảo. Đôi khi những lời chê bai nhận xét đó sẽ giúp cho bản thân họ nhận ra được những điểm thiếu sót mà chính họ không nhìn ra được. Bạn có biết, để hoàn thiện chính bản thân mình thì đôi khi bạn phải chấp nhận lắng nghe ý kiến từ kẻ thủ, từ đối thủ, từ những người xung quanh. Vì họ sẽ là người khách quan nhìn vào.
Với một người khiêm tốn, tâm chí của bạn sẽ thanh tịnh hơn. Bạn sẽ nhận được sự kính nể và coi trọng từ người khác. Chính vì họ làm được những điều mà người khác không làm được nên họ trở thành người phi thường. Điều này cũng sẽ giúp cho họ đi đến thành công nhanh hơn.
Đọc thêm: Văn hóa công sở là gì?
4. Khiêm tốn là một đức tính cần có của một lãnh đạo
4.1. Khiêm tốn giúp lãnh đạo học hỏi thêm nhiều điều
Đối với một người lãnh đạo mà nói thì việc đưa doanh nghiệp đi lên phát triển đúng hướng là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động theo những định hướng từ trước của người lãnh đạo, vì thế mà họ có vai trò quan trọng, chủ chốt đối với việc phát triển.
Thử đặt trong một tình huống trái ngược là người lãnh đạo kiêu căng, tự mãn và luôn cho mình đúng với các bước đi. Cho dù đã được cảnh báo của các chuyên gia, của những phân tích và sự cạnh tranh lớn mạnh của thị trường nhưng họ vẫn cố chấp không nghe. Đương nhiên nếu cố tình đi theo hướng của người lãnh đạo đó thì chẳng mấy chốc mà doanh nghiệp đứng trên bờ vực thẳm phá sản, nợ lần. Đó cũng chính là tác hại khi mà người lãnh đạo cố chấp, kiêu căng và không coi trọng ý kiến từ người khác.
Thế nhưng ngược lại, với một lãnh đạo khiêm tốn thì họ sẽ học hỏi thêm được nhiều điều, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía khác nhau để đưa ra và điều chỉnh hướng đi đúng nhất cho doanh nghiệp. Đôi khi sự khiêm tốn của một người lãnh đạo còn giúp họ học hỏi thêm được nhiều điều hơn từ đối thủ và từ chính cấp dưới của mình.
4.2. Khiêm tốn giúp lãnh đạo có được sự tin tưởng của cấp dưới
Có thể nói trong quá trình làm lãnh đạo chèo lái doanh nghiệp của mình trước những con sóng lớn thì có thể nói thành công nhất của họ mà cần có đầu tiên chính là nhận được sự tin tưởng từ nhân viên cấp dưới. Trong hành trình thành công của doanh nghiệp, không phải chỉ có người lãnh đạo mà góp phần vào công cuộc to lớn đó chính là đội ngũ nhân viên. Khi bạn nhận được niềm tin từ nhân viên cấp dưới họ sẽ tận tâm phục vụ và cống hiến cho bạn.
Đối với những người lãnh đạo, họ có đức tức khiêm tốn trong công việc và cuộc sống, tiếp thu những ý kiến của những người khác trong công việc. Những người như vậy sẽ rất dễ làm việc với nhân viên và nhận được nhiều sự tin tưởng từ nhân viên. Nhiều khi ý kiến đóng góp từ nhân viên lại là ý kiến hay mà có thể bạn không nghĩ đến. Còn đối với những người lãnh đạo chỉ biết chèn ép nhân viên, luôn bảo thủ và gạt đi những ý kiến của nhân viên thì họ mới là đối tượng khó làm việc, không nhận được sự tín nhiệm của cấp dưới. Với cách làm việc như vậy thì không đem lại hiệu quả công việc cao và khiến cho nhân viên chán nản với cách lãnh đạo của mình.
Tham khảo: Lắng nghe là gì?
5. Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào cho hiệu quả
Khiêm tốn chính là một trong những đức tính tốt khiến cho công việc của bạn thành công hơn. Cũng như lúc đầu đã phân tích ở trên thì khiêm tốn cần được học hỏi và tích lũy kiến thức từ cuộc sống hàng ngày, vậy bạn cần phải làm thế nào để rèn luyện được đức tính của mình.
5.1. Hiểu rõ giới hạn của bản thân
Chỉ có bạn mới hiểu rõ được giới hạn của bản thân bạn ở đang ở đâu mà thôi. Đối với một số người né tránh việc thừa nhận giới hạn của bản thân mình. Thế nhưng bạn cần phải hiểu và thừa nhận giới hạn của mình ở điểm nào để bạn tự học tập và trau dồi khả năng của bản thân mình hơn. Khi ta hiểu rõ mình đang ở đâu, đang ở điểm nào thì bạn sẽ tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích khác nhau. Chứ không phải bạn tự cho mình là giỏi thì sẽ là giỏi. Điều đó thực sự sẽ không tốt cho quá trình học tập và trau dồi thêm kinh nghiệm của mình đâu nhé. Chính vì thế mà bạn cần phải hiểu rõ khả năng của mình và dám thừa nhận giới hạn đó nếu như bạn muốn tiến bước xa hơn trong tương lai.
5.2. Ngừng so sánh mình với người khác
Có rất nhiều người đang tự so sánh chính bản thân mình với những người khác. Điều đó chỉ tốt khi bạn biết dừng sự so sánh đó lại ở một mức độ nhất định nào đó chứ không nên lạm dụng điều này. Bạn nên hiểu rằng trong cuộc chạy đua đó thì bạn nhận được cái gì và mục đích cuối cùng mà bạn mong muốn nhận được là gì chứ không phải là bạn đang cố gắng và nỗ lực học theo người khác. Mỗi người sẽ có một điểm khác biệt không giống ai, đó chính là điểm phân biệt giữa bạn và người khác. Chính vì thế mà đừng so sánh bản thân của mình với những người khác và đừng chỉ cố gắng trở thành bản sao hoàn hảo của người khác nhé.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trên đây thì bạn đã hiểu khiêm tốn là gì? và cách để rèn luyện đức tính khiêm tốn.