1. Có bắt buộc phải viết đơn xin việc tiếng Nhật?
Đơn xin việc trong tiếng Nhật được viết là rirekisho, đây là một trong những loại hồ sơ đặc trưng khi đi xin việc tại các doanh nghiệp Nhật. Có thể nói, khi chưa đọc CV hay sơ yếu lý lịch, các ông chủ người Nhật thường xem qua tờ đơn xin việc để đánh giá sơ qua thái độ của người ứng tuyển.
Thông thường ở các doanh nghiệp lớn và chuyên nghiệp, tại trang web của công ty sẽ có cung cấp đơn xin việc tiếng Nhật mẫu, bạn chỉ cần tải về và chỉnh sửa nội dung theo form mẫu là hoàn chỉnh.
Ngoài ra, đơn xin việc tiếng Nhật cũng nhiều nét tương đồng với đơn xin việc tiếng Việt, vì thế bạn hoàn toàn có thể tự viết một mẫu đơn xin việc tiếng Nhật ở nhà.
Đơn xin việc tiếng Nhật là loại văn kiện không bắt buộc phải có trong hồ sơ xin việc tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều người đã và đang làm việc tại Nhật thì một đất nước của người dân coi trọng lễ nghi hình thức và sự chu toàn thì bạn nên có một lá đơn xin việc trước khi muốn ứng tuyển tại doanh nghiệp hay tổ chức nào của Nhật Bản.
2. Các thành phần chính trong đơn xin việc tiếng Nhật
Cũng tương tự như các mẫu đơn xin việc khác, đơn xin việc tiếng Nhật cũng sẽ gồm 3 phần cụ thể là:
2.1. Phần mở đầu đơn xin việc tiếng Nhật
Người xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, dù chuyện gì thì cũng phải cần có lời mở đầu để gợi chuyện, giới thiệu và làm quen. Và cũng có câu: “Đầu xuôi đuôi lọt”, nếu khởi đầu tốt thì chúng ta ai cũng có hy vọng và khả năng tin chắc rằng mọi chuyện phía sau sẽ diễn ra thuận lợi.
2.2. Phần nội dung đơn xin việc tiếng Nhật
Phần nội dung chính là cốt lõi quan trọng của đơn xin việc tiếng Nhật, qua đó nhà tuyển dụng người Nhật sẽ đánh giá năng lực cá nhân chuyên môn mà bạn sở hữu cũng như nhận xét thái độ đối với công việc của bạn.
Chẳng hạn như nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng tuyển thì nhân cơ hội này, bạn có thể sử dụng đơn xin việc tiếng Nhật để bày tỏ mong muốn được trau dồi, nâng cao kinh nghiệm. Người Nhật rất quan trọng thái độ khi làm việc, vì thế bạn cũng đừng quá lo lắng khi không có kinh nghiệm hay là kinh nghiệm ít ỏi không liên quan đến công việc mà mình ứng tuyển.
2.3. Phần kết thúc đơn xin ứng tuyển tiếng Nhật
Cũng giống như bao đơn xin việc khác, phần kết thúc của đơn xin việc tiếng Nhật sẽ là lời chào, lời hứa của người ứng tuyển. Trong phần này, người tuyển dụng cũng không quá khắt khe với ngôn từ nên bạn chỉ cần viết đơn giản và lịch sự là đủ.
Ngoài ra, một thông tin trong phần kết thúc mà bạn không nên quên đó chính là cách thức liên hệ với bạn mà nhà ứng tuyển có thể sử dụng. Tối thiểu cần có email và số điện thoại.
3. Hướng dẫn viết đơn xin việc tiếng Nhật hay nhất
Để viết đơn xin tiếng Việt chuẩn bạn cần phải biết các thuật ngữ trong đơn xin việc và viết chính xác các thuật ngữ bằng tiếng Nhật. Một số thuật ngữ cơ bản có thể đề cập đến đó là họ và tên người ứng tuyển (shimei); ngày tháng năm sinh kèm tuổi và giới tính của bạn (seinengappi); địa chỉ nơi ở hiện tại (genjusho).
Đây là những thông tin cơ bản mà bất kỳ tờ đơn nào cũng cần có. Tiếp theo, bạn sẽ viết đến lý do ứng tuyển vào trị trí sắp tới trong doanh nghiệp và tổ chức. Để phần này mở đầu tốt đẹp hơn, bạn nên viết là nguyên nhân hay cơ hội nào mà bạn thấy được thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp.
Sau khi đọc thông tin tuyển dụng, bạn đánh giá năng lực và so sánh với bản thân dựa theo bản mô tả công việc đưa ra, bạn cảm thấy phù hợp nên đã quyết định ứng tuyển. Các ý trên nên được triển khai ngắn gọn và súc tích, tránh lan man dài dòng.
Sau khi đưa ra lý do ứng tuyển thì bạn cần phải có minh chứng rằng bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển. Cụ thể là về 3 yếu tố. Thứ nhất là quá trình trình độ học tập, ít nhất khi làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản bạn phải có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Nhật chưa kể đến các loại bằng cấp chuyên môn.
Thứ hai là kinh nghiệm làm việc, trong đơn xin việc chúng ta luôn luôn chú ý đến kinh nghiệm làm việc hơn tất thảy. Giả sử lựa chọn giữa hai nhân viên, một là có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, nhạy bén công việc và một người mới ra trường, không có trong tay một chút kinh nghiệm nào thì chắc chắn người đầu tiên sẽ có khả năng trúng tuyển cao hơn đối thủ còn lại. Các doanh nghiệp sẽ chọn người phù hợp chứ không chọn người có bằng cấp giỏi.
Thứ ba là thái độ. Nếu như kinh nghiệm làm việc yếu hoặc chưa có gì thì chính thái độ sẽ là cứu tinh cho đơn xin việc của bạn. Thái độ là yếu tố được thể hiện xuyên suốt trong tờ đơn xin việc. Thái độ còn được thể hiện từ cách hành văn, nét chữ, bố cục và nội dung của đơn xin việc.
Ngoài ra nếu bạn có tham gia các câu lạc bộ, các khóa học chuyên môn hay có thành tích nổi bật ở lĩnh vực mà mình đang ứng tuyển thì đừng ngần ngại hãy viết thêm vào nội dung của đơn xin việc tiếng Nhật.
Mặc dù các hoạt động tình nguyện hay các yếu tố kỹ năng viết thêm này không có tác dụng nhiều trong đơn xin việc nhưng nó cũng sẽ biến đơn xin việc tiếng Nhật của bạn trông hấp dẫn hơn.
Cuối cùng, đừng quên để lại thông tin có thể liên hệ với bạn, nên dùng nhiều hơn 2 cách thức liên hệ, phòng trường hợp bạn bị mất dữ liệu hay là các phương thức liên hệ không thông báo sẽ làm bạn lỡ mất buổi phỏng vấn tiếp theo.
Phần thông tin liên hệ này nên được đặt ở cuối cùng, sau khi viết chữ ký và ký tên của mình. Như vậy, bạn đã hoàn thành được đơn xin việc tiếng Nhật dễ trúng tuyển.
4. Những lưu ý quan trọng khi viết đơn xin việc tiếng Nhật
Người Nhật rất cẩn trọng và tỉ mỉ đối với mọi thứ, vì vậy không ngoại lệ là đơn xin việc. Nếu như các sếp bình thường chỉ lướt qua nội dung chính để tóm tắt và đánh giá sơ qua đơn xin việc nhưng với người Nhật, họ sẵn sàng dành nhiều thời gian để nghiên cứu và đọc đơn xin việc của bạn.
Do đó, điều đầu tiên cần nhớ đó chính là trình bày gọn gàng, bố cục khoa học và thật mạch lạc. Hạn chế viết sai lỗi chính tả, đây là điều tối kỵ và làm mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
Trong đơn xin việc tiếng Nhật bạn cũng cần để khoảng trống và dán ảnh thẻ cá nhân của mình vào góc trên bên phải.
Trên đây là thông tin chia sẻ từ timviec365.com.vn về chủ đề hướng dẫn viết đơn xin việc tiếng Nhật dễ trúng tuyển giúp các bạn chuẩn bị đơn xin việc tốt hơn.