1. Hướng dẫn viết đơn xin việc cho người có kinh nghiệm
1.1. Phần mở đầu đơn xin việc
Đơn xin việc là một văn bản hành chính mà ở bất cứ doanh nghiệp nào cũng yêu cầu ứng viên của mình cần phải đáp ứng, từ những doanh nghiệp làm các công việc giản đơn tới những công việc phức tạp, yêu cầu trình độ cao. Các ứng viên không nhất thiết cần phải có CV (thường thấy ở những vị trí lao động giản đơn), nhưng không thể thiếu đơn xin việc. Đơn xin việc cho người có kinh nghiệm chính là để ứng viên có thể bày tỏ được những mong muốn, khao khát của mình được làm việc tại vị trí nào đó trong công ty.
Phần mở đầu đơn xin việc bao gồm các yếu tố sau: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn xin việc, thông tin của người nhận đơn, thông tin cá nhân:
– Phần quốc hiệu, tiêu ngữ và tên đơn xin việc chắc cũng không cần nhắc nhở quá nhiều. Vì các bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện về hình thức là được(căn chỉnh, in hoa, in đậm).
– Phần thông tin của người nhận đơn: Các bạn nên dành thời gian tìm hiểu qua về bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp trong công ty. Tôi chắc rằng những ai đang muốn tham gia làm việc tại một doanh nghiệp nào đó thì cũng phải có tìm hiểu mới có thể gửi gắm tương lai, sự nghiệp của bản thân sau này. Thông tin người nhận có thể là cá nhân đang thực hiện tuyển dụng, bộ phận đang thực hiện tuyển dụng, cá nhân bộ phận nhân sự, bộ phận nhân sự trong công ty, phòng ban bạn đang muốn ứng tuyển hay ban giám đốc công ty.
Hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có giới thiệu doanh nghiệp và công bố trên website và các nguồn khác. Sẽ không khó để các bạn có thể tìm kiếm được thông tin về nhân sự trong công ty. Ví dụ:
“Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết kế Kiến trúc X
Đồng kính gửi bộ phận nhân sự Công ty Thiết kế Kiến trúc X”
– Phần thông tin cá nhân: họ và tên, năm sinh, địa chỉ, phương thức liên lạc, vị trí ứng tuyển. Ví dụ:
“Tôi tên là: Mai Văn A Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 22/10/xxxx
Địa chỉ hiện tại: Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy, Hà Nội
Số điện thoại: 0923xxxxxx
Vị trí ứng tuyển: Nhân viên thiết kế/Nhân viên marekting….”
Các bạn cũng có thể thêm một số thông tin như: quê quán, tình trạng sức khỏe, số chứng minh nhân dân, trình độ học vấn,… nếu cần thiết. Tuy nhiên, với những thông tin đã đề cập ở trên đã đủ cơ sở để nhà tuyển dụng có thể nắm được thông tin ứng viên.
1.2. Phần thân đơn xin việc
Phần thân đơn xin việc chính là phần quan trọng nhất của đơn xin việc, nó chính là phần giúp cho các ứng viên lấy lòng nhà tuyển dụng thông qua những kinh nghiệm đã tích lũy được trong những năm tháng làm việc. Hãy cố gắng tận dụng tối đa dung lượng của đơn xin việc để dành cho phần thân đơn.
Để viết nội dung của thân đơn xin việc, các bạn cần trả lời được các câu hỏi như sau:
– Bạn biết thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp từ nguồn nào? Từ các trang tuyển dụng của doanh nghiệp, từ các trang tuyển dụng việc làm hay bất kỳ nguồn nào khác.
– Lý do gì khiến bạn tự tin rằng bản thân phù hợp với vị trí công việc này? Nói cách khác, các bạn nói về những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được có thể giúp ích cho công việc hiện tại bạn đang ứng tuyển.
– Cam kết hoàn thành tốt công việc nếu được nhận vào làm việc. Đồng thời gửi lời cảm ơn trân thành tới nhà tuyển dụng.
Ví dụ:
“Qua thông tin tuyển dụng được đăng tải trên website timviec365.com.vn, tôi được biết hiện nay quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại vị trí nhân viên thiết kế. Với những kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong suốt những năm vừa qua, tôi nhận thấy bản thân vô cùng phù hợp với những tiêu chí mà công ty đưa ra:
Tháng 10/2012, tôi tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học Xây dựng, chuyên ngành Thiết kế kiến trúc Nội thất với số điểm GPA là 3.51.
Từ tháng 11/2012 tới tháng 01/2021, tôi làm việc tại vị trí nhân viên thiết kế của Công ty Dịch vụ Thiết kế A, đảm nhận nhiệm vụ thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc và giám sát thi công nội thất và thi công công trình.
Tháng 05/2021, tôi đã được Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư thiết kế kiến trúc công trình.
Trong quá trình làm việc, tôi không những hoàn thiện tốt các công việc được giao mà còn chú trọng xây dựng mạng lưới quan hệ với các khách hàng, đối tác và nhà cung cấp uy tín. Tôi tin rằng với những kinh nghiệm và kỹ năng của mình, tôi có thể đáp ứng được những công việc mà doanh nghiệp yêu cầu.
Nếu được nhận, tôi xin cam đoan sẽ cố gắng hoàn thành tốt các công việc, nội quy cũng như những quy định mà công ty giao phó.
Tôi xin trân thành cảm ơn!”
1.3. Phần kết đơn xin việc
Phần kết đơn xin việc, ứng viên cần trình bày các thông tin: ngày tháng năm, chữ ký và họ tên của người viết đơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn viết đơn xin việc cho người có kinh nghiệm. Ở các ngành nghề hay lĩnh vực khác, các bạn cũng chỉ cần đáp ứng theo các hướng dẫn thì đã có thể hoàn thành được đơn xin việc. Cùng đến với phần 2 về những lưu ý về mặt hình thức của đơn xin việc nhé.
2. Hình thức đơn xin việc cần lưu ý gì?
Với các bạn sử dụng đơn xin việc viết tay, cần đảm bảo yếu tố về ngoại hình chữ viết. Chữ viết cần phải dễ nhìn, không gạch xóa, màu mực đều, rõ. Với những bạn sử dụng hình thức đánh máy, cần căn chỉnh lề, font chữ cũng như cỡ chữ phù hợp. Khuyến khích sử dụng font chữ Time New Roman hoặc Arial, cỡ chữ từ 12 đến 14.
Không được phép sai chính tả: Các bạn cần đọc lại đơn xin việc của mình để phát hiện ra lỗi sai. Với những bạn sử dụng máy tính có thể sử dụng chức năng phát hiện và sửa lỗi chính tả.
Đặc biệt, tại website của chúng tôi cung cấp rất nhiều mẫu đơn xin việc ở nhiều vị trí công việc, ngành nghề và lĩnh vực khác nhau với đa dạng về mặt hình thức. Các bạn có thể lựa chọn để chỉnh sửa và tải về cho mình những mẫu đơn xin việc phù hợp.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn để chuẩn bị đơn xin việc cho người có kinh nghiệm. Mong rằng sau bài viết này, các bạn đã có thể tự tin hơn trong việc viết đơn xin việc. Chúc các bạn sớm có được công việc mình thích.