1. Sơ lược những thông tin cơ bản về học viện báo chí
1.1. Giới thiệu chung
Học viện báo chí và tuyên truyền có tên quốc tế đầy đủ là Academy of Journalism and Communication – AJC, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trường thành lập năm 1962, sau 60 năm hoạt động và phát triển, Học viện báo chí tuyên truyền đã trở thành cái nôi của ngành báo chí và nhiều ngành nghề liên quan khác cho nước nhà, nuôi dưỡng và sản sinh ra biết bao nhân tài cho đất nước ta.
Đây cũng là thiên đường đáng mơ ước của biết bao thế hệ học sinh sinh viên, một môi trường để học tập và rèn luyện chất lượng bậc nhất hiện nay.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Học viện Báo chí tuyên truyền được thành lập ngày 16/6/1962 theo nghị quyết của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III. Học viện báo chí được hợp nhất từ 3 trường lúc ấy là: trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, trường Đại học Nhân dân và trường Tuyên huấn.
Trong suốt hơn 60 năm hoạt động, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nhiều lần thay đổi tên gọi:
Từ 1962-1969: Trường Tuyên giáo Trung ương
Từ 1970-1983: Trường được đổi thành Trường Tuyên huấn Trung ương
1984-2/1990: Trường Tuyên huấn Trung ương I
1990-3/1993: Trường Đại học Tuyên giáo
4/1993-6/2005: Phân viện Báo chí và Tuyên truyền
Và từ 6/2005 đến ngày nay: Trường được biết đến với tên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1.3. Nhân sự của trường
Hiện nay, Học viện báo chí có tổng cộng 413 cán bộ, công nhân viên chức, trong đó 242 cán bộ là giảng viên. Đội ngũ cán bộ tham gia công tác giảng dạy gồm có 1 giáo sư, 40 phó giáo sư, 82 tiến sĩ, 226 thạc sĩ, 42 cử nhân, ngoài ra còn có 22 cán bộ chuyên ngành khác.
Nhà trường cũng tích cực mời nhiều giảng viên chất lượng và có thâm niên như các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cùng các chuyên gia đầu ngành về các vấn đề lý luận chính trị truyền thông nhằm tham gia giảng dạy, hướng dẫn quy trình làm luận án.
1.4. Các đơn vị chức năng
Đơn vị chức năng của trường gồm có: văn phòng, Ban tổ chức cán bộ, Ban quản lý đào tạo, Ban Quản lý khoa học, Phòng hợp tác quốc tế, Ban kế hoạch – tài chính, Ban Thanh tra, Phòng Quản trị và quản lý ký túc xá, Phòng Công tác chính trị và hỗ trợ sinh viên, trung tâm khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo, Trung tâm thông tin khoa học, Tạp chí lý luận chính trị và truyền thông.
1.5. Quy mô và cơ sở vật chất của học viện báo chí và tuyên truyền
Học viện báo chí và tuyên truyền có tổng diện tích là 57.310m2, trong đó 1.963 m2 sử dụng cho nơi làm việc, 6.842,1m2 xây dựng thành khu học tập hiện đại, và 22.641 m2 để vui chơi giải trí. Trụ sở bao gồm khu học tập, làm việc, khu tập thể cán bộ, ký túc xá sinh viên, khuôn viên trường có sân, vườn hoa, cây xanh,..
Học viện báo chí luôn được đánh giá cao về cơ sở vật chất luôn được chú trọng đầu tư: 1 hội trường lớn có sức chứa 800 chỗ ngồi, 1 hội trường 200 chỗ, 6 phòng học trên 100 chỗ, 33 phòng học 70 chỗ và 43 phòng học nhỏ trên 30 chỗ. 82 phòng học đều được trang bị máy chiếu, hệ thống âm thanh, điều hòa. Khu thực hành của sinh viên cũng được đầu tư vô cùng hiện đại với đầy đủ các thiết bị chuyên dùng gồm: 2 Studio Truyền hình, 1 Studio Phát thanh, 1 Studio Dựng hình. Và rất nhiều những phòng ban chuyên môn khác.
Hiện tại, ký túc xá của Học viện cũng đã được khởi công xây dựng, nhà Ký túc xá A5 với quy mô 1 tầng hầm và 12 tầng nổi, có khả năng đáp ứng cho 1200 sinh viên. Phục vụ nhu cầu cho các tân sinh viên, ưu tiên những hoàn cảnh khó khăn, con em gia đình có công với cách mạng.
2. Học viện báo chí và tuyên truyền nằm ở đâu? Đến Học viện báo chí bằng cách nào?
Học viện báo chí và tuyên truyền là một ngôi trường lớn, có 2 cổng chính và phụ để phục vụ cho đông đảo sinh viên và giảng viên. Cổng chính nằm tại số 36 đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Và một cổng phụ ở số 51 – 53, đường Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Cổng chính của trường luôn mở để đón sinh viên, giảng viên và các vị khách, còn cổng phụ thì có giới hạn thời gian để tránh trường hợp sinh viên trốn học hoặc đến muộn. Đây đều là những cung đường nằm trong trung tâm thành phố, rất đông đúc và nhộn nhịp.
Vào giờ cao điểm, đoạn đường này luôn trong tình trạng kẹt cứng các phương tiện giao thông đủ loại. Gần Học viện báo chí còn có một khu chợ sinh viên rất nổi tiếng là Chợ nhà xanh hay Xanh plaza, green market, kinh đô thời trang giới trẻ, được đông đảo các bạn sinh viên đến du lịch, shopping, chợ lúc nào cũng nhộn nhịp như ngày hội.
Khi điều khiển phương tiện giao thông đến đây bạn cần chú ý an toàn, đội mũ bảo hiểm và tuân thủ các quy định của an toàn giao thông. Chú ý đến những tên đường như Cầu Giấy, Xuân Thủy, Nguyễn Phong Sắc, Trần Thái Tông, khi nhìn thấy những biển tên này rồi thì Học viện báo chí không còn cách xa bạn đâu, nếu chưa quen, hãy dùng google map hoặc hỏi người dân, bạn cứ yên tâm vì chẳng ai là không biết đến ngôi trường nổi tiếng này cả.
Những tuyến xe bus đi qua Học viện báo chí và tuyên truyền:
Tuyến 16B: Đi từ BX Nước Ngầm đến BX Mỹ Đình
Tuyến 20A: Đi từ Cầu Giấy đến Phùng
Tuyến 20B: Đi từ Cầu Giấy đến Sơn Tây
Tuyến 26: Đi từ Mai Động đến SVĐ Mỹ Đình
Tuyến 27: Đi từ BX Yên Nghĩa đến BX Nam Thăng Long
Tuyến 32: Đi từ BX Giáp Bát đến Nhổn
Nếu bạn chưa quen đi xe bus thì nên hỏi thăm bác tài hoặc phụ lái về địa điểm cần đến, họ sẽ rất vui vẻ mà chỉ đường cho bạn, khi đến nơi họ sẽ nhắc nhở bạn để không bị lố đường. Các bạn sinh viên chưa có phương tiện đi lại cũng có thể sử dụng xe bus, có rất nhiều tuyến xe đi qua đây nên các bạn có thể thoải mái lựa chọn, chi phí khá rẻ cho một chuyến đi mà còn rất thuận tiện mà mát mẻ.
3. Tại sao nên đăng ký vào học viện báo chí và tuyên truyền
3.1. Chất lượng đào luôn nằm trong hàng top
Khi nói đến Học viện Báo chí và tuyên truyền thì không ai còn nghi ngờ về chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng đầu vào đầu ra của trường. Trường luôn nằm trong top những trường hot mỗi mùa thi THPT quốc gia. Các giảng viên trong trường cũng luôn là những giảng viên chất lượng hàng đầu, những chuyên gia, hoặc là những người có vị thế nhất định trong bộ máy chính trị của nhà nước.
3.2. Đời sống văn hóa tinh thần của sinh viên đáng ngưỡng mộ
Trường báo có vô vàn góc selfie sống ảo tuyệt đẹp: hòn non bộ, cầu thang cạnh nhà sách, sân bóng, phòng học,…
Trường có rất nhiều Câu lạc bộ văn nghệ như ca, múa, nhạc cụ, thể thao, võ thuật,…Bởi vậy đời sống tinh thần của trường luôn sôi động và tràn đầy sức trẻ.
Học viện Báo chí không có đồng phục, chỉ có áo đoàn là điểm chung duy nhất. Tuy nhiên, phong cách thời trang của các bạn sinh viên trường luôn rất độc đáo và cực chất.
Không những thế, trường cũng có tận 5 căn tin với đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng và các dụng cụ cần thiết.
3.3. Mức học phí phải chăng
Mức học phí của trường được đánh giá là khá mềm và dễ thở cho nhiều đối tượng sinh viên. Chỉ tầm 1 triệu/ học kỳ tính cả chi phí điện nước.
Hệ đại trà có chi phí là 276.000đ/tín
Hệ chất lượng cao là 771.200đ/tín
3.4. Hệ thống truyền thông nội bộ vô cùng chuyên nghiệp
Ngoài Cổng thông tin điện tử chính thức do ban cán bộ của Học viện điều hành, thì trường Báo còn có hệ thống truyền thông nội bộ rất chuyên nghiệp do sinh viên trực tiếp tham gia vận hành. Đây cũng là điều kiện để sinh viên có thể trực tiếp trải nghiệm và thực hành, làm quen với các thao tác thực tế như: Truyền hình sinh viên – STV, AJC Times (Đoàn Thanh niên), Radio Sóng Trẻ (khoa Phát thanh – Truyền hình), Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông – CJC (khoa Báo chí)…
3.5. Những sinh viên và cựu sinh viên nổi bật của trường
Học viện báo chí nổi tiếng với những nhân tài và những người có sức ảnh hưởng trong xã hội như như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công an, biên tập viên truyền hình, dẫn chương trình, hoa hậu, á hậu.
Xem đến đây, các bạn đã muốn đăng ký ngay vào Học viện báo chí và tuyên truyền chưa. Nếu bạn lần đầu đến trường và chưa biết Học viện báo chí và tuyên truyền ở đâu, hãy dùng google map, hoặc xe ôm công nghệ hay là những tuyến xe bus trên đây. Chắc chắn bạn sẽ không thể lạc được vì Học viện báo chí rất dễ tìm và có vẻ ngoài rất bắt mắt đó.