1. Tư vấn giám sát tiếng anh là gì. Phiên âm và cách đọc
Tư vấn giám sát được ghép từ hai danh từ riêng đó là tư vấn và giám sát. Tư vấn là consult, danh từ người tư vấn sẽ thêm đuôi “ant” là consultant; giám sát là supervisor (người giám sát) và danh từ của nó là supervision. Vậy khi ghép hai từ thì tư vấn giám sát tiếng anh đó là supervision consultant.
Như vậy có thể thấy rằng cụm từ tư vấn giám sát là từ chỉ một ngành nghề trong tiếng việt thuộc lĩnh vực xây dựng- công trình. Đối với những cử nhân mới ra trường hay cấp bậc của một thứ hạng trong công ty về xây dựng có thể sẽ xuất hiện danh từ này.
Tư vấn giám sát là công việc giám sát thi công đóng vai trò đảm bảo tối đa lợi ích và chất lượng cho Chủ đầu tư và công trình. Tóm lại, các nhà tư vấn cung cấp các ý kiến, phân tích và khuyến nghị của chuyên gia cho các tổ chức hoặc cá nhân dựa trên chuyên môn của họ. Về cơ bản, tư vấn giám sát là những người sửa lỗi, đóng vai trò là người gỡ rối khách quan và cung cấp các chiến lược để ngăn chặn sự cố và cải thiện hiệu suất.
Ngay chính trong nội hàm của cụm từ này chúng ta có thể thấy rằng tư vấn giám sát sẽ bao gồm hai trách nhiệm chính là tư vấn và giám sát. Tức là họ sẽ tư vấn và đưa ra ý kiến quan điểm của mình khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết dựa trên những kinh nghiệm và kỹ năng của mình; đồng thời giám sát và kiểm tra chất lượng công trình.
Xem thêm: Danh sách việc làm kỹ sư tư vấn giám sát
2. Những công việc cần làm của người tư vấn giám sát?
Công việc của một người làm tư vấn giám sát có vẻ như gấp đôi các ngành nghề khác khi mà nó phải gánh hai chức năng là tư vấn và giám sát. Vậy tư vấn giám sát là làm những công việc gì?
Có 4 lĩnh vực chính trong tư vấn giám sát thi công công trình đó là :
– Giám sát kiểm tra điều kiện khởi công công trình.
– Giám sát kiểm tra bên nhà thầu thi công thực hiện đảm bảo theo đúng dự án kế hoạch đề ra.
– Giám sát khối lượng công trình đã thi công và nghiệm thu, lập báo cáo.
Đơn xin việc
– Giám sát việc thiết kế, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường nơi thi công xây dựng.
Bên cạnh đó những người làm công việc tư vấn giám sát sẽ thường xuyên phải tiếp xúc và đề đạt các yêu cầu của mình lên cho cấp trên quản lý để được đưa ra các khuyến nghị kịp thời. Cũng có thể sẽ từ chối nghiệm thu công trình đối với những công trình kém chất lượng hoặc không đảm bảo tiến độ.
Nếu để xét riêng về từng lĩnh vực mà tư vấn giám sát phải làm thì trong nội hàm của từng lĩnh vực sẽ có những nhiệm vụ riêng nữa tuỳ thuộc vào loại hình công ty, doanh nghiệp hay công trình mà người tư vấn giám sát đang thực hiện.
Tìm hiểu về: Chuyên viên tư vấn tài chính là gì và những kỹ năng cần có
3. Vai trò của tư vấn giám sát đối với công trình
Người tư vấn giám sát sẽ phải đảm bảo các vai trò sau đây:
– Quản lý, kiểm tra chất lượng và giám sát toàn bộ quá trình thi công trên công trường, đảm bảo thi công theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
– Phát hiện các vướng mắc và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trên công trường trong quá trình thi công, hỗ trợ nhà đầu tư và chủ thầu khắc phục sự cố và khuyến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình và tháo gỡ những vướng mắc còn tồn đọng.
– Quản lý và giám sát chặt chẽ các hoạt động của từng công việc trên công trường trong quá trình thi công và nắm bắt kịp thời các công việc đang thực hiện trên công trường để có giải pháp xử lý kịp thời.
– Quan sát, theo dõi, giám sát tiến độ thi công do Nhà thầu thực hiện, kiểm tra tất cả các báo cáo về phương pháp, thiết bị kỹ thuật, tay nghề của người thi công.
– Đảm bảo nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường
– Đánh giá những tồn tại, hạn chế, bất hợp lý trong thiết kế (nếu có), xin ý kiến của Chủ đầu tư và phối hợp với Tư vấn thiết kế để kiểm tra thiết kế kỹ thuật và kiến nghị chỉnh sửa những sai lệch, sai sót (nếu có).
– Giám sát chặt chẽ vật tư đầu vào cũng như thiết bị, máy móc, dụng cụ, thiết bị sử dụng trên công trường do Nhà thầu giao.
– Thực hiện nghiệm thu từng hạng mục công trình và ký bản vẽ hoàn công của công trình.
Qua những công việc mà tư vấn giám sát phải làm có thể thấy rằng ngành nghề này cần có những yêu cầu và đòi hỏi rất cao về người thực hiện.
Tham khảo: Tư vấn viên tiếng Anh là gì ? đặc điểm và cơ hội nghề nghiệp ra sao
4. Những chức năng, nhiệm vụ của một người tư vấn giám sát
Từ những vai trò của người tư vấn giám sát, những gì mà họ phải làm để hoàn thành tốt công việc được giao có thể thấy đây là ngành nghề hứa hẹn nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Vậy những chức năng nhiệm vụ của người tư vấn giám sát có quá khó khăn?
Thứ nhất, người tư vấn giám sát về chất lượng công trình sẽ đảm bảo cho các hạng mục của công trình được thi công đúng theo các thông số kỹ thuật và những gì đã được phê duyệt từ trước trong bản vẽ thiết kế; đảm bảo độ chính xác và có trách nhiệm với từng công trình được giao.
Thứ hai, giám sát về chi phí giá thành nguyên vật liệu và khối lượng nguyên vật liệu được sử dụng cho công trình: tiến hành theo dõi và thống kê về chất lượng cũng như đầu ra của các công trình, xem xét mức độ sử dụng nguyên vật liệu và giá thành nhập vật liệu phải chăng, đáp ứng đủ vật tư theo quy định của chủ thầu.
Thứ ba, đảm bảo tốt về tiến độ công trình, tránh để trì hoãn hoặc delay, gây ảnh hưởng để cả quá trình thi công của các giai đoạn khác.
Thứ tư giám sát về an toàn lao động: người tư vấn giám sát sẽ kiêm trách nhiệm đảm bảo về áo bảo hộ và vật dụng bảo hộ cho công nhân, trang bị đầy đủ những trang thiết bị tân tiến để áp dụng vào công trình đang thi công.
Cuối cùng, người tư vấn giám sát cần giám sát cả về vệ sinh môi trường tại địa phương nơi trực tiếp đấu thầu và thi công công trình để đảm bảo cho các công trình đi theo đúng quỹ đạo mà vẫn đảm bảo không gây ảnh hưởng hay thiệt hại đến môi trường xung quanh.
Đọc thêm: Công việc của tư vấn viên bảo hiểm
5. Làm gì để trở thành người tư vấn giám sát giỏi.
– Kỹ năng mềm là điều cần có đầu tiên và góp phần làm nên thành công của người tư vấn giám sát: “86% nhân viên và giám đốc điều hành cho rằng thiếu sự hợp tác hoặc giao tiếp không hiệu quả chính là những thất bại tại nơi làm việc,” Người giám sát có kỹ năng giao tiếp phát triển có thể sử dụng các kỹ thuật lắng nghe và chiến lược phi ngôn ngữ để cải thiện các cuộc trò chuyện.
– Kỹ năng giải quyết tranh chấp và xử lý vấn đề: Khả năng của người giám sát trong việc xác định và xử lý các xung đột,nguyên nhân và phương pháp xử lý xung đột có thể làm cải thiện năng suất của bộ phận hoặc tổ chức. Việc bạn giải quyết được xung đột đến đâu sẽ hình thành vè cho thấy tổ chất năng lực lãnh đạo của bạn.
– Kỹ năng tư duy phản biện: Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng để hiểu cách đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và thúc đẩy sự đổi mới một cách có phương pháp, chiến lược và hợp tác. Một giám sát viên có kỹ năng tư duy phản biện có khả năng phát triển quy trình từng bước từ xác định vấn đề đến phát triển giải pháp.
– Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân/ đối tượng: đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với một người tư vấn giám sát để xác định và xây dựng văn hóa có mục đích trong một tổ chức.
– Kỹ năng quản lý thời gian và ưu tiên cho công việc: người tư vấn giám sát là người sẽ có những kỹ năng về quản lý thời gian; đồng thời thông qua đó có thể tối ưu hoá trách nhiệm công việc cũng như hiệu suất công việc tối đa.
Như vậy, thông qua bài viết này bạn đã có thể hiểu rõ hơn về tư vấn giám sát tiếng anh là gì và những yêu cầu về kỹ năng cũng như kinh nghiệm của người làm nhiệm vụ tư vấn giám sát. Bên cạnh đó những công việc mà người tư vấn giám sát phải làm cũng được tìm hiểu kỹ càng và làm rõ qua bài viết này. Hy vọng với những gì mà chúng tôi đem đến cho bạn đọc trong bài viết này có thể giúp bạn có những định hướng về nghề nghiệp và cơ hội việc làm rộng mở hơn.