LOADING

Danh sách việc làm Truyền thông

Các doanh nghiệp, tổ chức, công ty được mở ra ngày càng nhiều, tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhu cầu giải quyết vấn đề truyền thông tới khách hàng càng lớn. Đây chính là cơ sở để ngành truyền thông phát triển mạnh mẽ hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về việc làm truyền thông ngay sau đây.

1. Tổng quan về việc làm truyền thông

Truyền thông là công cụ để truyền tải thông điệp từ thương hiệu tới khách hàng. Người làm công việc truyền thông chính là cầu nối giúp lan tỏa các chương trình truyền thông, thông điệp, sản phẩm tới khách hàng. Truyền thông được chia ra thành các lĩnh vực như sau: báo chí, thực hành, media và nghiên cứu truyền thông.

Ngay từ xa xưa, khi đất nước ta vẫn còn trong thời kỳ chiến tranh, truyền thông đã được hoạt động vô cùng sôi nổi thông qua hình thức rải truyền đơn. Một số năm sau đó, để người dân có thể tiếp cận được các thông tin hàng ngày trong nước và quốc tế, người ta đã sử dụng báo chí (báo giấy).

Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, các phương tiện truyền thông lại càng mới mẻ, hiện đại hơn, khắc phục được các nhược điểm của những phương tiện truyền thông truyền thống trước đó như truyền hình và đặc biệt là internet. Với tốc độ phát triển như vũ bão thì một sự kiện diễn ra trong ngày cũng có thể được lan truyền một cách vô cùng nhanh chóng.

Những người làm truyền thông cần nắm bắt cơ hội, tận dụng và biết kết hợp các phương tiện truyền thông để có thể truyền tải được thông điệp đến đúng người, đúng đối tượng.

2. Mô tả về việc làm truyền thông

Người làm ở vị trí nhân viên truyền thông cần phải phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện lên kế hoạch cho các chương trình truyền thông.

Thực hiện soạn thảo các nội dung truyền thông tới các đối tượng công chúng (khách hàng, đối tác, nhà cung ứng, báo chí,…) bằng các ấn phẩm truyền thông, các nội dung trên website, fanpage, hội nhóm, thông cáo báo chí,…

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ khó tránh được những rủi ro, khủng hoảng, do đó, bộ phận truyền thông sẽ phải thực hiện xử lý các khủng hoảng, suy nghĩ để đưa ra những câu trả lời thỏa đáng với công chúng, đặc biệt là khách hàng. Đồng thời, lựa chọn người phát ngôn phù hợp, có uy tín và tầm ảnh hưởng nhất định trong doanh nghiệp để xuất hiện trước công chúng.

Người làm truyền thông luôn luôn tìm những cơ hội cho doanh nghiệp để nâng cao danh tiếng, nhận thức về doanh nghiệp, mở rộng thị trường.

Ngoài ra, người làm ở vị trí này cần phải thiết lập và duy trì mối quan hệ mối quan hệ với giới báo chí. Trong quá trình hoạt động, họ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp truyền thông. Khi xảy ra các vấn đề khủng hoảng, báo chí sẽ nâng đỡ cho doanh nghiệp, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng.

3. Yêu cầu công việc truyền thông

– Yêu cầu bằng cấp: Tại các doanh nghiệp thường sẽ tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học ở các chuyên ngành như truyền thông, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện, marketing, quan hệ công chúng, truyền thông báo chí, hoặc tại các chuyên ngành có liên quan.

– Yêu cầu kỹ năng:

Kỹ năng viết: Đây là kỹ năng rất quan trọng của người truyền thông, nhất là những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông báo chí. Với những dữ liệu đã thu thập được thông qua các công tác phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim, họ cần phải viết làm sao để cuốn hút, ấn tượng đối với người đọc.

Kỹ năng giao tiếp: Người truyền thông là người truyền tải thông điệp tới khách hàng, nên kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết. Mạch lạc, chính xác, giọng nói ấn tượng, và các ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp cho người nói đạt được mục tiêu giao tiếp.

Sáng tạo: Trước vô vàn những thông điệp tràn lan, công chúng đã tự tạo cho mình phản xạ để tránh tiếp cận với các thông tin. Một thông điệp truyền thông sáng tạo, ấn tượng mới có thể được công chúng tiếp nhận. Chính vì thế, yếu tố sáng tạo chính là chìa khóa thành công cho những người làm truyền thông.

Với những người đang làm trong lĩnh vực truyền thông báo chí, thường xuyên phải tham gia lấy tin còn phải rèn luyện cho mình sức chịu đựng khi phải tham gia làm việc tại điều kiện thời tiết khó khăn, thâm nhập vào những vùng sâu vùng xa, đồi núi mưa bão hiểm trở và cả những doanh nghiệp kinh doanh không trong sạch.

Ngoài ra, còn có các kỹ năng khác như định hướng dư luận và xử lý tình huống.

4. Chế độ đãi ngộ khi làm việc truyền thông

Mức lương của người làm truyền thông trung bình khoảng 11 triệu đồng. Ở các chức vụ cao tại các công ty lớn thì người làm công việc truyền thông, mức lương có thể lên tới 30 triệu đồng.

Tùy theo từng doanh nghiệp mà người làm truyền thông sẽ được hưởng các chế độ đãi ngộ khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, lương tháng 13, ngày nghỉ có lương, chế độ thai sản, và các chương trình đào tạo do doanh nghiệp tổ chức,…

5. Đào tạo việc làm truyền thông

Một số trường đào tạo nghề truyền thông có thể kể đến như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,…

Ngoài ra, với những bạn yêu thích và muốn làm việc trái ngành hoặc muốn nâng cao khả năng của bản thân có thể học thêm tại các trung tâm đào tạo truyền thông ngắn hạn như như Aptech, AIM Academy, Cask Academy,… Với mức học phí trải dài từ vài triệu tới hàng chục triệu đồng, trong một khóa học, các bạn sẽ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về ngành truyền thông để sau khi tham gia đào tạo có thể bắt đầu được công việc.

Để tìm được công việc truyền thông, các bạn có thể trực tiếp truy cập vào website của chúng tôi timviec365.com.vn để có thể ứng tuyển vào đa dạng các lĩnh vực trong ngành truyền thông. Cơ hội việc làm truyền thông luôn chờ đón bạn!

RocketplayRocketplay casinoCasibom GirişJojobet GirişCasibom Giriş GüncelCasibom Giriş AdresiCandySpinzDafabet AppJeetwinRedbet SverigeViggoslotsCrazyBuzzer casinoCasibomJettbetKmsauto DownloadKmspico ActivatorSweet BonanzaCrazy TimeCrazy Time AppPlinko AppSugar rush