Tìm Việc 365

Danh sách việc làm Thương mại điện tử

Thương mại điện tử ngày nay đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển tổ chức, doanh nghiệp, là một trong những lĩnh vực thuộc ngành kinh doanh điện tử. Lĩnh vực thương mại điện tử có quy mô lớn về quá trình giao dịch công nghệ trên các thiết bị điện tử. Vậy hãy cùng tìm hiểu những thông tin về ngành thương mại điện tử và cơ hội việc làm của nghề này thông qua bài viết bên dưới của timviec365.com.vn nhé!

1. Ngành thương mại điện tử là gì?

Hiện nay ngành thương mại điện tử được định nghĩa theo nhiều hướng khác nhau nhưng tổng quan về thương mại điện tử (ngày nay gọi là e-commerce hoặc EC) là toàn bộ quá trình thực hiện những công việc sản xuất, phân phối, mua bán sản phẩm dịch vụ và hàng hóa được trao đổi trên các phương tiện điện tử.

Thương mại điện tử là một chuỗi những giao dịch trên các hệ thống điện tử như mua bán, chuyển tiền, quảng cáo, trao đổi thông tin dữ liệu.

Thương mại điện tử hiện nay được sử dụng trong phạm vi công nghệ lớn thông qua các thiết bị điện tử và được áp dụng với tất cả lĩnh vực trong đời sống như giáo dục, sức khỏe, giải trí, vật phẩm, dịch vụ,… và được chia thành những loại cụ thể như thương mại hoạt động truyền thống, thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Nhìn chung thương mại điện tử thể hiện sự phát triển của xã hội là cuộc cách mạng cải tiến điều kiện đời sống con người.

Với tốc độ phát triển vượt bậc của ngành thương mại điện tử ngày nay đã hình thành nhiều quy mô kinh doanh thông qua các trang thiết bị điện tử và gần như toàn bộ các doanh nghiệp đều áp dụng biện pháp thương mại điện tử để kinh doanh đánh vào nhu cầu và xu hướng hiện nay của người Việt Nam đó chính là thực hiện giao dịch điện tử.

Sự phát triển của internet khiến cho con người phát sinh nhiều nhu cầu hơn và có thể dễ dàng thực hiện những mong muốn đó online, chính vì sự tiện ích này mà ngành thương mại điện tử ngày càng được công nhận trong xã hội. Điều này được thể hiện rõ nhất khi ngành thương mại điện tử được đưa vào nền giáo dục đào tạo bài bản mà còn có nhiều cơ hội việc làm.

2. Cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử

Hiện nay có rất nhiều môi trường sư phạm đào tạo chuyên sâu về ngành thương mại điện tử đặc biệt là các trường kinh tế như Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính,… Vậy khi học về chuyên ngành này sẽ có định hướng nghề nghiệp như thế nào?

2.1. Công việc làm về lĩnh vực Marketing

Marketing được biết là một nhánh nhỏ trong ngành thương mại điện tử và hiện nay là ngành học hot nhất với cơ hội việc làm nhiều và mức lương khá cao. Bên trong Marketing thì bao gồm rất nhiều như marketing pr, marketing nội bộ, content marketing,… Xu hướng hiện nay của mọi người khi học marketing đó chính là mảng Digital marketing (hay còn gọi là marketing PR) chuyên về mặt quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trên các trang mạng trực tuyến như Google hoặc trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,.. Bởi đó là nơi tập trung nhiều tệp khách hàng tiềm năng nhất mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm.

Đối với vị trí digital marketing thì có nhiệm vụ phải lên kế hoạch SEO, SEM, Google Adwords để thực hiện quảng cáo sản phẩm và tối ưu tìm kiếm trên các trang thiết bị điện tử; xây dựng những chiến lược cụ thể về content và phương thức quảng cáo; thường xuyên cập nhật những xu hướng thị trường; phân tích nhu cầu tiêu dùng.

Yêu cầu đối với công việc digital marketing gồm có:

– Kiến thức: có kiến thức chuyên môn về marketing được đào tạo có bằng cấp tại các trường đại học, cao đẳng hoặc có chứng chỉ marketing. Nắm vững kiến thức về mảng digital marketing, phân tích thị trường, các hình thức marketing trên social media; yêu cầu hiểu biết thành thạo tin học văn phòng và nên có hiểu biết cơ bản về thiết kế.

– Kỹ năng: có khả năng viết content tốt chuẩn SEO, biết sử dụng thành thạo những trang thiết bị mạng xã hội dùng để quảng cáo sản phẩm, kỹ năng về virtual, làm việc nhóm, xử lý tình huống, biết chạy quảng cáo nắm bám sát yêu cầu khách hàng.

– Phẩm chất nghề nghiệp: nhanh nhạy, tinh tế, hòa đồng và ham học hỏi.

Đối với ngành marketing rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp nên thường mức lương trung bình của công việc này khá cao, với sinh viên mới ra trường thì khoảng 8 – 10 triệu/tháng còn nếu đã có kinh nghiệm thì 10-15 triệu/tháng càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này lương càng cao.

2.2. Khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều người học thương mại điện tử để lấy kiến thức và kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu cá nhân như khởi nghiệp. Khởi nghiệp và có một doanh nghiệp của bản thân là ước mơ của nhiều người. Đối với những người có tư tưởng ý chí lớn họ muốn đóng góp cho nền kinh tế và xã hội bằng những sản phẩm và dịch vụ của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công việc khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều yếu tố và trình độ học vấn cao.

Để khởi nghiệp thì không chỉ cần nắm vững những kiến thức về thương mại điện tử mà cần phải am hiểu về lĩnh vực và thị trường sản phẩm hướng đến. Khi khởi nghiệp kinh doanh thương mại cần nắm bắt thị hiếu sản phẩm trên thị trường, nguồn cung cấp sản phẩm và dây chuyền sản xuất, phải biết tạo dựng mối quan hệ với những đối tác tiềm năng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Quan trọng không kém của việc khởi nghiệp đó là định hướng kinh doanh như kinh doanh trên trang mạng nào? Kinh doanh ra sao? Phương thức kinh doanh phù hợp với từng mạng xã hội.

Sau khi lên kế hoạch cụ thể về kinh doanh cần phải chuẩn bị phân tích thống kê số liệu cụ thể về ròng vốn và hình thức hoạt động (ví dụ như hoạt động xoay vòng vốn) và mức độ chịu thiệt hại lớn nhất là bao nhiêu.

Khi khởi nghiệp thì điều đầu tiên cần làm chính là tìm kiếm nguồn nhân lực có chuyên môn phụ trách từng mảng khác biệt trong doanh nghiệp và khả năng chi trả nhân lực để dễ tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp.

Khởi nghiệp là sự khởi đầu đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng bản thân hoàn thiện, nhân phẩm tốt mới có thể xây dựng quy mô doanh nghiệp cho bản thân. Đây là công việc vừa dễ vừa khó, dễ khởi nghiệp nhưng khó thành công. Hãy đảm bảo đã chuẩn bị hành trang đầy đủ trước khi bắt đầu khởi nghiệp.

Mức lương khởi nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào quy mô và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. Chuyên viên tư vấn hoặc giảng viên thương mại điện tử

Công việc này phù hợp với những người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng về ngành thương mại điện tử. Yêu cầu có chứng chỉ bằng cấp từ bậc đại học trở lên như giáo sư, tiến sĩ về chuyên ngành thương mại điện tử, có kinh nghiệm trong công việc giảng dạy hoặc tư vấn, nhiệm vụ của công việc là đưa ra những hướng dẫn, lời khuyên, tư vấn về các lĩnh vực bên trong thương mại điện tử cho cách học sinh, sinh viên hoặc các nhân viên văn phòng doanh nghiệp.

Đối với chuyên viên tư vấn hay giáo viên ngành thương mại điện tử cần có khả năng truyền đạt tốt, nắm bắt tâm lý người nghe, biết phân tích tình hình vấn đề để đưa hướng giải quyết, kỹ năng thuyết trình giải thích tốt.

Đối với mức lương trung bình của chuyên viên tư vấn cho các doanh nghiệp khá cao 15-20 triệu/tháng.

Đối với giảng viên thương mại điện tử tại các trường đại học thì trung bình tầm 7 – 10 triệu/tháng tùy trường.

3. Tìm kiếm việc làm thương mại điện tử ở đâu?

Xã hội thời đại công nghệ 4.0 phát triển hỗ trợ người lao động Việt dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Nổi bật phải kể đến những trang tuyển dụng trực tuyến hỗ trợ tìm kiếm việc làm và ứng việc. Trong đó có website timviec365.com.vn hỗ trợ ứng viên tìm kiếm việc làm theo ngành nghề với giao diện thân thiện và cực kỳ dễ dùng. Ứng viên hoàn toàn có thể tìm công việc liên quan đến ngành thương mại điện tử trên website và ứng tuyển. Cực kỳ thuận tiện và nhanh chóng.

Bên trên là toàn bộ những thông tin cơ bản về ngành thương mại điện tử và cơ hội việc làm ngành nghề này. Đây là ngành đang đi đầu và xu hướng xã hội hiện nay nhu cầu tuyển dụng cũng rất nhiều vì doanh nghiệp nào cũng cần có nguồn nhân lực có khả năng về lĩnh vực thương mại điện từ. Để tìm kiếm những thông tin tuyển dụng ngành thương mại điện tử truy cập website timviec365.com.vn

Exit mobile version