LOADING

Danh sách việc làm Nấu ăn

Đất nước Việt Nam chúng ta chưa có nền kinh tế, xã hội phát triển được như nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, về vấn đề lịch sử, văn hóa, thì những người con của đất nước hình chữ S luôn có thể cảm thấy tự hào. Một trong số những văn hóa tiêu biểu mà được bạn bè quốc tế yêu thích và công nhận, chính là ngành ẩm thực. Sự giao thoa, hội nhập giữa các nước khiến văn hóa ẩm thực của nước ta đã phong phú, nay còn đa dạng hơn rất nhiều. Đây chính là bàn đạp để tạo cơ hội việc làm nấu ăn cho những con người khéo léo và đam mê. Nếu bạn cũng là một trong những đối tượng này, hãy theo chân timviec365.com.vn để tìm hiểu rõ hơn về những thông tin xoay quanh vấn đề này nhé!

1. Tổng quan về nền ẩm thực và việc làm nấu ăn tại Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam, không còn nghi ngờ gì, là một trong những nền văn hóa tuyệt vời và đáng tôn vinh nhất. Dĩ nhiên, nếu đây chỉ đơn thuần là sự công nhận của chính người dân trong nước, thì chả khác nào “con hát mẹ khen hay”. Nhưng sự thật thì nước ta được xếp trong top 15 về bảng xếp hạng ẩm thực, và được yêu thích bởi vô cùng nhiều bạn bè từ khắp nơi đến với Việt Nam. Thậm chí những đầu bếp, nhà phê bình ẩm thực khắt khe nhất trên thế giới, tiêu biểu như Gordon Ramsay, còn phải mê mệt với các món ăn truyền thống của nước ta. Một số món ăn không đơn thuần chỉ chiếm được tình cảm của thực khách, mà còn được đưa vào từ điển của thế giới, có thể kể đến như bánh mì, phở, bún chả,…

Đương nhiên, trong thời buổi hội nhập, rất nhiều món ăn nổi tiếng từ phương Tây, hay Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tiếp cận với người dân Việt Nam. Sự du nhập này không đơn thuần từ chính người bản xứ, mà còn là chính các đầu bếp trong nước yêu thích, học hỏi để mang về và phát triển. Đây là một điều vô cùng tuyệt vời để khiến nền ẩm thực nước nhà trở nên phong phú, đa dạng hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa, sự biến tấu, sáng tạo trong chế biến của nhiều đầu bếp đã khiến những món ăn nước ngoài trở nên gần gũi với khẩu vị của người Việt hơn. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận văn hóa ẩm thực mới mẻ một cách nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.

Song song với sự phát triển này, điều tất yếu xảy ra sẽ là ngành dịch vụ ẩm thực cũng đi lên mạnh mẽ. Đồng nghĩa với việc những ai yêu thích việc làm nấu ăn cũng được tạo nhiều cơ hội hơn. Đồng thời, đối tượng này cũng phải tích cực sáng tạo, tăng cường khả năng để có thể nấu được đa dạng món và khéo léo hơn.

2. Cánh cửa mở ra cơ hội việc làm nấu ăn Việt Nam

Một điều có thể tin tưởng trong tương lai, cũng như đang diễn ra ở thực tại, chính là cánh cơ hội việc làm nấu ăn luôn rộng mở đón chào, bất kể bạn có là ai, lứa tuổi, giới tính là gì. Chỉ cần có đam mê, cũng như sự khéo léo, chăm chỉ luyện tập, cũng như tài năng thiên bẩm, việc làm nấu ăn sẽ tìm đến với bạn ngay lập tức.

Nói đến việc làm nấu ăn, chắc hẳn nhiều bạn có thể nghĩ ngay đến điểm sáng nhất của nền ẩm thực Việt Nam, chính là văn hóa ẩm thực đường phố. Điều đầu tiên, có thể khẳng định cơ hội để phát triển khi làm quán ăn đường phố là không giới hạn. Nguyên nhân là cho dù bất kể dù bạn có là làm thuê, hay tự mở, thì cơ cấu, cách thức hoạt động cũng vô cùng đơn giản. Rất nhiều ví dụ tiêu biểu của những quán ăn nổi tiếng từ Nam ra Bắc, chỉ đơn giản là những ông/bà chủ, yêu thích việc làm nấu ăn, tự chế biến, làm mọi thứ rồi bán cho khách ngay tại nhà của họ. Chỉ cần món ăn ngon, sạch sẽ là sẽ rất dễ thu hút thực khách, chứ không quá chú trọng, phức tạp ở không gian, phục vụ,… như trong các nhà hàng lớn. Đương nhiên, để có nhiều khách, nhiều thu nhập hơn, thì quy mô về cửa hàng cũng phải phát triển, rộng rãi hơn, phục vụ tận tình hơn, thậm chí mở thêm các chi nhánh,… Vấn đề này chắc không còn quá lạ lẫm, bởi đã có rất nhiều những hàng quán, khởi điểm chỉ là vài chiếc ghế nhựa lề đường, sau này lên hẳn thành cửa tiệm, thương hiệu.

Ngược lại, với những người được đào tạo bài bản, nhưng chưa có đủ điều kiện, hoặc muốn theo đuổi việc làm nấu ăn chuyên nghiệp hơn, thì cũng có nhiều lựa chọn khác. Với đối tượng này, họ có thể lựa chọn những quán ăn, nhà hàng sang trọng, hay làm việc trong các khách sạn,…

Dù có là làm việc trong môi trường thế nào, thì công đoạn nấu ăn vẫn là quan trọng nhất. Vậy việc làm nấu ăn bao gồm những gì?

3. Yêu cầu của việc làm nấu ăn

3.1. Đối với môi trường nhà hàng, khách sạn chuyên nghiệp

Nếu là người đã có kinh nghiệm, trình độ nấu ăn lâu năm và có tên tuổi nhất định trong nghề, thì hoàn toàn có thể làm bếp trưởng. Ngược lại, với những ai mới bước vào nghề, thì sẽ chỉ có thể khởi điểm ở vị trí phụ bếp. Đương nhiên, trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thì dù bạn có làm ở vị trí trưởng, hay phụ trợ, thì cũng đều phải thành thạo nấu nướng.

Nếu nói đến phụ bếp, đôi khi các bạn sẽ lầm tưởng rằng đây là công việc vặt vãnh, chân tay, và tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao tôi được đào tạo làm đầu bếp chuyên nghiệp mà lại phải đi làm công việc này?”. Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm, bởi phụ bếp thực chất mới là người thực hiện công việc nấu ăn chính. Trong một nhà hàng, khách sạn lớn, bộ phận bếp sẽ cần nhiều thành viên, và bếp trưởng sẽ là người chỉ đạo, thẩm định món ăn. Phụ bếp sẽ có trách nhiệm phối hợp với nhau để tạo ra những món ăn hoàn chỉnh, nếu không đủ tốt để được xác nhận của bếp trưởng, thì sẽ phải thực hiện lại.

Dĩ nhiên, với môi trường làm việc khắt khe này, thì mọi yếu tố như chất lượng món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ đều phải chuyên nghiệp, tối ưu, để tương xứng với số tiền khách hàng bỏ ra.

3.2. Đối với quán ăn đường phố

Với môi trường này, thì việc làm nấu ăn sẽ khác biệt hơn rất nhiều. Thông thường, người chủ sẽ là người làm chính, còn nhân viên sẽ chỉ phụ trách rửa dọn, bưng bê,… Đương nhiên, sự chuyên nghiệp sẽ không được đánh giá cao, đâu đó vẫn còn tồn tại những vấn đề như mắng, chửi khách hàng, hay đồ ăn kém vệ sinh, không gian quán chật chội,… Điều này cũng khá dễ hiểu, vì các cụ đã có câu “tiền nào của nấy”. Các món ăn đường phố giá khá rẻ, thì khó có thể đáp ứng toàn bộ mong muốn của khách. Tuy nhiên, với những ai thật sự đam mê việc làm nấu ăn theo hình thức này, cũng nên làm việc với cái tâm để đem lại dịch vụ tốt nhất cho thực khách trong và ngoài nước.

4. Mức đãi ngộ cho việc làm nấu ăn

Trong môi trường việc làm nấu ăn chuyên nghiệp, thì mức lương đối với nhân viên bếp bình thường sẽ dao động từ 5 đến 12 triệu đồng một tháng. Với các chức vụ cao hơn như bếp trưởng, quản lý thì sẽ rơi vào khoảng 12 đến 20 triệu đồng. Mức đãi ngộ này phụ thuộc vào khối lượng công việc, trình độ của nhân viên, bếp trưởng,…

Ngược lại, nếu bạn tự mở quán ăn đường phố, thì đương nhiên thu nhập sẽ không có giới hạn hay cố định nào cả. Điều này phụ thuộc vào việc quán có đông khách hay không. Nhưng một động lực cho những ai thích việc làm nấu ăn, hay tự làm chủ hàng ăn tại nhà, nếu bán hàng chất lượng, cộng thêm một chút may mắn, cơ hội để kiếm vài chục triệu, đến hàng trăm triệu một tháng là điều bình thường.

Qua những chia sẻ về việc làm nấu ăn của timviec365.com.vn, mong rằng các bạn sẽ trang bị cho bản thân đủ kiến thức để theo đuổi đam mê nấu nướng nhé!

RocketplayRocketplay casinoCasibom GirişJojobet GirişCasibom Giriş GüncelCasibom Giriş AdresiCandySpinzDafabet AppJeetwinRedbet SverigeViggoslotsCrazyBuzzer casinoCasibomJettbetKmsauto DownloadKmspico ActivatorSweet BonanzaCrazy TimeCrazy Time AppPlinko AppSugar rush