Chắc hẳn các bạn cũng đã quá quen thuộc với cụm từ “bảo hiểm” rồi đúng không? Nhưng các bạn có biết tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của nó như thế nào đến đời sống của con người, cộng đồng xã hội hay không? Hãy đọc bài viết dưới đây để nắm được những thông tin cơ bản nhất về thuật ngữ chuyên ngành “Bảo hiểm” bạn nhé.
Trước khi tìm hiểu sâu về những thông tin chuyên ngành của bảo hiểm các bạn sẽ được dẫn dắt qua những thông tin cơ bản của bảo hiểm nhằm giúp các bạn có những nhìn nhận khách quan, những đánh giá chung của ngành nghề lựa chọn. Hơn thế nữa những thông tin ấy sẽ giúp người tham gia bảo hiểm trang bị những kiến thức để sẵn sàng đầu tư đem lại lợi nhuận, tránh rủi ro không cần thiết.
1. Khái niệm cơ bản về thuật ngữ bảo hiểm?
Bảo hiểm trong tiếng anh được gọi là “insurance” đây được coi là hoạt động trao đổi tài chính (phí bảo hiểm) cho một cá nhân hay tổ chức chuyên trách về bảo hiểm nhằm mục đích có quyền được hưởng những lợi ích về trợ cấp trong trường hợp xảy ra rủi ro, bất trắc không may. Những khoản trợ cấp sẽ được hoàn trả theo quy định thống kê của tổ chức để đền bù cho những thiệt hại của người tham gia.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn bảo hiểm sẽ là hình thức hoạt động mang tính rủi ro để bảo vệ cá nhân hay công ty trước những khó khăn, rủi ro, những tổn thất nặng nề về tiền của, tính mạng, sức khỏe như tai nạn giao thông, tài sản bị thiêu rụi, cướp giật, trộm cắp…
Bảo hiểm sinh ra mang lại những lợi ích về tổn thất rủi ro cho con người. Dù ở bất kì thời đại nào thì nhu cầu an toàn luôn được đứng đầu. Con người luôn biết tìm cách bảo vệ của cải của mình trước những bất trắc của cuộc sống. Và bảo hiểm chính là biện pháp tối ưu nhất mà con người đã phát minh ra.
Trên thị trường bảo hiểm hiện nay có rất nhiều loại bảo hiểm nhưng chủ yếu là được chia ra làm hai loại bảo hiểm chính đó là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm không bắt buộc hay còn gọi là bảo hiểm tự nguyện. Vậy bảo hiểm bắt buộc là những bảo hiểm gì và nó bao gồm những loại bảo hiểm nào trên thị trường?
– Bảo hiểm bắt buộc là những bảo hiểm thuộc quy định, ban hành của pháp luật và nhà nước. Những quy định đó có thể bao gồm về điều kiện khi đăng kí bảo hiểm, mức phí cần trang bị hay thậm chí là trách nhiệm của công dân khi tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm như: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không, Bảo hiểm cháy-nổ, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp.
– Ngược lại với bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện là những bảo hiểm mà người tham gia sẽ trực tiếp lựa chọn mức phí, loại bảo hiểm và quyền lợi khi đăng kí tham gia.
2. Những thuật ngữ bảo hiểm bạn cần nắm được
2.1. Rủi ro là gì và các biện pháp xử lí hậu quả của rủi ro?
Rủi ro chính là những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần của con người, nó mang lại những kết quả tiêu cực không mong đợi.
Khi gặp rủi ro thì suy nghĩ đầu tiên của chúng ta đối với nó là gì? Né tránh nó, kiểm soát hay chấp nhận đương đầu với nó? Đọc tiếp nhé vì đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn có thể dễ dàng có cách giải quyết sao cho hợp lí nhất.
– Phớt lờ, né tránh những rủi ro là biện pháp cũng được coi là an toàn khi đăng kí sử dụng bảo hiểm. Bạn sẽ lựa chọn cho mình những con đường sao cho an toàn nhất ví dụ như thay vì chọn những công việc có tỉ lệ rủi ro cao bạn sẽ lựa chọn cho mình những công việc có mức độ an toàn tuyệt đối ( dĩ nhiên là không có gì chắc chắn 100% cả nhưng hạn chết hất mức tối đa).
– Điều khiển, kiểm soát những rủi ro là những hoạt động ngăn ngừa, phòng tránh xảy ra ví dụ như trang bị bình chữa cháy cho các tòa nhà, công ty hay khi tham gia lao động cần trang bị những bảo hộ cần thiết như nón bảo hiểm, quần áo cứu hộ…
– Tiếp theo là đương đầu hay nhẹ nhàng hơn là chấp nhận rủi ro. Đây là hình thức người tham gia bảo hiểm sẽ phải tự chịu những thiệt hại hay tổn thất mà những rủi ro đem lại. Hình thức này sẽ rất phức tạp và khó khăn nếu như người tham gia không được cung cấp những nguồn kiến thức cần thiết.
– Cuối cùng là cách thức chuyển giao rủi ro. Từ lâu vốn được coi là hình thức rủi ro lý tưởng nhất. Đây được coi là biện pháp an toàn, tối ưu nhất cho người tham gia. Ví dụ như khi vận chuyển số lượng hàng lớn, chủ đầu tư sẽ không chỉ tập trung chuyển số lượng hàng vào cùng một xe mà sẽ phân chia đều ra nhiều loại xe khác nhau nhằm giảm bớt thiệt hại ập tới.
2.2. Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Hợp đồng bảo hiểm được thông qua trên những văn bản pháp lí, được quy định và ban hành do tổ chức, công ty chuyên trách về bảo hiểm. Hợp đồng đó sẽ là những điều khoản lệ phí mà người tham gia bảo hiểm sẽ phải thực hiện theo để đảm bảo cân bằng lợi ích. Người tham gia bảo hiểm phải bắt buộc nộp số tiền mà mình đã thông qua trong văn bản hợp đồng ( được coi là phí bảo hiểm).
Hợp đồng bảo hiểm được thể hiện qua những văn bản, đơn, quy tắc bảo hiểm và một số hình thức khác do pháp luật quy định.
2.3. Đơn và những quy tắc về bảo hiểm
Quy tắc bảo hiểm là những điều khoản, điều lệ của một công ty, hay tổ chức tự thiết kế và ban hành cho người tham gia. Trong quy tắc bảo hiểm sẽ bao gồm những lợi ích, hay thiệt hại mà hai bên sẽ được hưởng hoặc gánh chịu sau khi đăng kí tham gia.
2.4. Phí bảo hiểm là gì?
Đây là một khoản tiền nhất định mà người tham gia phải giao nộp cho công ty theo như thỏa thuận trong hợp đồng ban đầu. Và số tiền này sẽ được cùng với số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm trong quá trình gặp rủi ro, bất trắc. Phí bảo hiểm sẽ bao gồm những phí cơ bản và thêm vào đó là những phụ phí liên quan.
2.5. Giá trị bảo hiểm/tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là những giá trị bồi thường tổn thất mà người được bảo hiểm sẽ nhận được. Số tiền bảo hiểm sẽ là những số tiền được xác định trong hợp đồng mà công ty sẽ bồi thường cho người gặp rủi ro.
2.6. Mức miễn thường như thế nào?
Mức miễn thường là khi số tiền bị tổn thất ở trong một khoản nhất định không ảnh hưởng đến số tiền bồi thường thì sẽ không được công ty hay tổ chức bồi thường thiệt hại.
2.7. Khái niệm về bảo hiểm trùng?
Khi một đối tượng tham gia 2 bảo hiểm cùng như nhau về điều kiện, điều khoản như hợp đồng.
2.8. Đồng bảo hiểm là gì?
Đây là hình thức mà nhiều doanh nghiệp sẽ cùng tham gia bảo hiểm cho một người để mỗi bên sẽ chấp nhận những tỷ lệ rủi ro theo thảo thuận được đặt ra trong hợp đồng hai bên.
2.9. Tái bảo hiểm
Đây là hình thức chuyển những rủi ro đã nhận bảo hiểm từ tổ chức này sang tổ chức khác nhằm phân tán, giảm bớt rủi ro.
2.10. Bảo hiểm bắt buộc
Là những bảo hiểm được liệt kê phía trên để đảm bảo tất cả mọi người có nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm theo quy định. Tất cả những mức phí hay điều khoản đều được chính phủ nhà nước cấp phép thực hiện.
Tham khảo: Bảo hiểm y tế là gì?
3. Những vai trò, chức năng bảo hiểm đem lại cho người tham gia
– Đầu tiên không thể không kể đến vai trò bù đắp những thiệt hại, rủi ro không mong đợi. Bảo hiệm sẽ giúp hạn chết đến mức tối thiểu những tổn thất xảy ra, điều đó sẽ giúp giảm bớt những tác động xấu đến nền kinh tế.
– Bên cạnh đó bảo hiểm còn đem đến lợi ích cho ngân sách nhà nước. Nhờ những khoản bồi thường của tổ chức bảo hiểm mà hàng năm ngân sách nhà nước đã giảm bớt những khoản trợ cấp do thiên tai, tại nạn bất ngờ xảy đến hàng năm.
– Hơn nữa, bảo hiểm còn có sức mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư góp phần đẩy mạnh nền kinh tế thị trường.
– Bảo hiềm còn đem đến những biện pháp phòng tránh được những hạn chế về tổn thất, đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
– Tạo nên lối sống tiết kiệm lành mạnh cho xã hội. Việc tham gia bảo hiểm lâu dài đòi hỏi các cá nhận cần trang bị cho bản thân những kiến thức chủ yếu để có thể chi trả cho những khoản phí bảo hiểm hàng năm, vì thế mức chi tiêu sẽ trở nên được cân đo đong đếm và tiết kiệm hơn. Hơn thế nó còn đem lại cảm giác an toàn cho người sử dụng, giảm bớt những sự lo lắng về tinh thần cho những người được bảo hiểm.
4. Các loại bảo hiểm phổ biến trên thị trường
4.1. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Bảo hiểm y tế đang được đa số công dân tin và chọn lựa vì đây là bảo hiểm đem lại những lợi ích phổ biến phục vụ nhu cầu khám, chữa, bệnh cho người tham gia. Bảo hiểm y tế được chia ra 2 loại đó là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế không bắt buộc. Tất cả đã được quy định trong nghị định ban hành luật pháp của nhà nước.
4.2. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là hình thức thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động. Giống như bảo hiểm y tế bảo hiểm xã hội cũng được chia thành 2 loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội không bắt buộc. Bảo hiểm xã hội bắt buộc được Nhà nước quy định mà người tham gia phải bắt buộc đăng kí.
4.3. Bảo hiểm thương mại
Theo luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam được chia ra làm nhiều loại bảo hiểm khác nhau như:
– Bảo hiểm nhân thọ
– Bảo hiểm phi nhân thọ
– Bảo hiểm sức khỏe
Theo hình thức bảo hiểm sẽ được chia ra 2 loại bảo hiểm như sau:
– Bảo hiểm tự nguyện
– Bảo hiểm bắt buộc
Theo hình thức đối tượng bảo hiểm:
– Bảo hiểm con người
– Bảo hiểm tài sản
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Ngoài ra trên thị trường còn vô vàn loại bảo hiểm khác nhau mà bạn có thể biết tới như bảo hiểm xe, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm du lịch…
5. Một vài nguyên tắc khi tham gia bảo hiểm bạn cần biết
– Tuyệt đối trung thực, không dối trá, gian xảo
– Nguyên tắc bồi thường, bù đắp
– Nguyên tắc đóng góp bồi thường
– Quyền lợi thế có thể được bảo hiểm
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất và những thuật ngữ liên quan đến bảo hiểm mà bạn đọc cần trang bị để có thể tham gia bảo hiểm một cách an toàn, tối ưu nhất. Ngoài ra bên cạnh những thông tin trên bạn đọc có thể ghé qua timviec365.com.vn để lựa chọn cho mình những công việc bảo hiểm mà bạn ưa thích hay còn đang băn khoăn chọn lựa. Cảm ơn bạn đã ghé đọc hẹn gặp bạn lần sau.