1. Khái niệm về citizenship
Citizenship được hiểu chính là tư cách công dân. Thực chất, rất khó để có thể đưa ra khái niệm rõ ràng của citizenship, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng citizenship là người mang quốc tịch của một đất nước nào đó.
Như vậy citizenship Việt Nam tức là tư cách công dân của người dân Việt Nam. Công dân đó được hưởng quyền và trách nhiệm đối với nhà nước Việt Nam, đồng thời được nhà nước bảo vệ về tính mạng cũng như danh dự, nhân phẩm.
Tham khảo: Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp – Thực tập
2. Sự khác biệt giữa citizenship và nationality
Thủ tướng Anh đã từng nói: “Nếu bạn tin rằng bạn là một công dân toàn cầu thì bạn chẳng là công dân của bất kỳ quốc gia nào. Bạn không hiểu” tư cách công dân là gì?””, khái niệm tư cách công dân đặt riêng lẻ đã rất khó, nhưng khi đem đi so sánh với khái niệm quốc tịch thì còn phức tạp hơn cả. Vậy hai khái niệm này khác nhau như thế nào?
Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì thành viên của một quốc gia là người mang quốc tịch(national). Người được hưởng quốc tịch có thể thông qua rất nhiều các hình thức như: được sinh ra, nhận làm con nuôi, kết hôn, thậm chí là theo dòng dõi được quy định cụ thể ở các quốc gia khác nhau. Luật pháp quốc tế chỉ công nhận những người có quốc tịch mà thôi. Trong khi tư cách công dân không được quy định cụ thể thì quốc tịch lại được quy định rõ ràng trong điều 15 của Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền: “ mọi người đều có quyền có quốc tịch và không ai bị tước đoạt một cách tùy tiện quốc tịch hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch của mình
Đối với tư cách công dân, nó lại mang một ý nghĩa hẹp hơn thể hiện mối quan hệ pháp lý cụ thể giữa một cá nhân và nhà nước. Với tư cách công dân, nó mang lại cho con người một số quyền và trách nhiệm nhất định, tuy nhiên cần chú rằng tư cách công dân không đi kèm với quốc tịch. Ví dụ như ở Mexico, một người có quốc tịch từ khi mới sinh ra nhưng chỉ khi đến 18 tuổi họ mới có tư cách công dân.
Đồng thời không phải tất cả những người mang quốc tịch Mỹ đều là công dân Mỹ. Đối với những người sinh ra ở vùng hải ngoại dù có hộ chiếu ở Mỹ nhưng lại không có quyền bỏ phiếu hoặc giữ chức vụ cấp cao.
Đọc thêm: Học ngành Công tác xã hội ra làm gì?
3. Công dân toàn cầu (Global citizen)
3.1. Khái niệm công dân toàn cầu
Công dân toàn cầu là một khái niệm tương đối rộng nói về những người hiện nay đang sinh sống trên toàn bộ thế giới với các quốc gia khác nhau, các loại hình văn hóa khác nhau. Họ có thể mang một hoặc nhiều quốc tịch vì luật pháp quốc tế cho phép điều này. Từ khi khái niệm này xuất hiện, các lĩnh vực như: giá trị biên giới lãnh thổ, chính trị văn hóa, nguồn gốc, ngành tư pháp quốc tế đã có nhiều biến đổi quan trọng. Ở Việt Nam, khái niệm này đã xuất hiện tương đối lâu, tuy nhiên vẫn chưa có được một khái niệm hoàn chỉnh và chưa được công nhận rõ ràng. Nó chỉ được những người đang có nhu cầu đi du học hoặc muốn định cư nước ngoài tìm hiểu sâu mà thôi, còn đối với những người dân bình thường thì mức ảnh hưởng của nó tương đối thấp.
– Đặc điểm: Một công dân toàn cầu thì cần có những đặc điểm sau: Có nhiều hơn một quốc tịch, đã từng đi đến nhiều quốc gia, hiểu văn hóa của từng vùng miền, có kiến thức rộng, có đóng góp và ảnh hưởng đến nhiều nước, đồng thời họ phải là những người có thu nhập ở tầm quốc tế,… Không có một luaajp pháp nào đưa ra những yếu tố trên, tuy nhiên nếu muốn trở thành công dân toàn cầu thì bắt buộc bạn phải thực hiện được nó.
– Quyền lợi của công dân toàn cầu: Như vậy, để trở thành một công dân toàn cầu không phải là một điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là quá khó. Ở nước ta hiện nay vẫn có một nhóm người là công dân toàn cầu và họ được hưởng những quyền lợi đặc biệt mà một công dân bình thường không hề có. Các quyền lời đó là: tự do đi lại trên thế giới mà không gặp phải bất kỳ khó khăn gì, nói chuyện thoải mái với người nước ngoài, thu nhập tương đối cao, mang tầm cỡ quốc tế, hiểu biết nhiều về văn hóa tôn giáo của từng nước và có nhiều kiến thức xã hội.
3.2. Những tiêu chuẩn để trở thành công dân toàn cầu
Với những thuận lợi như trên thì chắc chắn bất kỳ ai trong chúng ta cũng muốn trở thành một công dân toàn cầu phải không? Vậy câu hỏi đặt ra là cần những tiêu chuẩn gì để trở thành công dân toàn cầu?
Muốn trở thành công dân toàn cầu bạn cần:
– Có khả năng ngoại ngữ tốt: Một trong những điều kiện tiên quyết để có thể tự tin giao tiếp, trao đổi với thế giới ngoài kia đó là hiểu được ngoại ngữ. Có thể nói ngoại ngữ chính là chìa khóa mở ra thế giới ngoài kia, chỉ có giỏi ngoại ngữ thì bạn mới có thể tiến hành học tập, làm việc hiệu quả mà không gặp bất cứ rào cản gì. Việc thông thạo ngoại ngữ quốc tế thì tiếng Anh là tiêu chuẩn đầu tiên, được đánh giá cao nhất.
– Khả năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin: Bạn có biết rằng phương tiện liên lạc, kết nối mọi người ở khắp nơi với nhau là gì không? Đó chính là internet. Ở thời đại 4.0 như hiện nay việc sử dụng thành thạo công nghệ thông tin không chỉ giúp bản thân bạn tiếp thu được nhiều kiến thức về văn hóa, chính trị, xã hội mà còn mang con người ta đến gần nhau hơn
– Ý thức về bảo vệ môi trường: đây là điều mà một người công dân toàn cầu hiện nay nhất định phải quan tâm. Ngày nay, vấn đề môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách không chỉ một quốc gia mà toàn trái đất. Bản thân là một công dân toàn cầu bạn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc này.
– Chủ động trong công việc cũng như khả năng tư duy độc lập, biết cách xử lý tình huống . Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà các bố mẹ ở những nước phát triển rất chú trọng giáo dục con cái. Để mỗi đứa trẻ khi lớn lên có thể độc lập hơn, có trách nhiệm không chỉ với bản thân mình mà còn với toàn thể đất nước, thế giới.
– Có kỹ năng hùng biện, tranh luận,…
Để làm được điều đó mỗi chúng ta cần rèn luyện ngay từ hôm nay bằng cách tích cực tham, gia các hoạt động tập thể, trau dồi kỹ năng, kiến thức.
3.3. Những điều cần làm để giới trẻ Việt Nam trở thành công dân toàn cầu
Có thể cho rằng đất nước phát triển hay không là nhờ giới trẻ bởi họ là những mầm non, là người có đam mê, nhiệt huyết, có tinh thần sáng tạo, ham học hỏi để tạo nên những điều bứt phá. Tiềm ẩn trong mỗi con người đều là tài năng, nếu biết cách phát huy nó thì nhất định sẽ trở thành cú huých lớn thay đổi bộ mặt một quốc gia.
Việt Nam là một nước đang phát triển nên còn nhiều khó khăn, bởi vậy giới trẻ Việt Nam muốn trở thành công dân toàn cầu thì đòi hỏi bản thân phải nỗ lực hơn nữa, không chỉ rèn luyện về mặt tri thức mà còn về phẩm chất, kỹ năng, chăm chỉ học tập để bản thân có nền tảng vững chắc ngay từ đầu. Bởi vì chỉ khi có kiến thức mới hòa nhập được với cộng đồng quốc tế, mới trở thành công dân toàn cầu.
Mong rằng, với những thông tin của timviec365.com.vn trên đây sẽ giúp bạn biết citizenship là gì? Và những vấn đề liên quan đến công dân toàn cầu.