Nhắc đến nghề kế toán ngân hàng, dường như dân kế toán đều hình dung được hình thức nhiệm vụ của công việc này, chỉ có điều những nhiệm vụ cụ thể như thế nào thì chỉ khi chúng ta có ý định lấn sân ở lĩnh vực này và trực tiếp tìm kiếm bản mô tả việc làm cụ thể của vị trí thì mới có thể hiểu được. Ngay sau đây, nội dung bài viết sẽ chỉ cho bạn những thông tin quan trọng đủ giúp bạn hiểu rõ nhiệm vụ bản thân cần thực hiện nếu như được nhận vào làm kế toán ngân hàng nhé.
1. Xác định chức năng, nhiệm vụ của vị trí kế toán ngân hàng
Dựa trên hiểu biết về nghề kế toán nói chung và hoạt động tài chính ngân hàng nói riêng, không khó để chúng ta mường tượng đến vai trò của đội ngũ nhân viên kế toán tại ngân hàng. Trong môi trường làm việc này, người kế toán ngân hàng được giao phó cho 4 nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất là nhiệm vụ ghi nhận, phản ánh lại thông tin. Người kế toán ngân hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ ghi chép lại toàn bộ các thông tin một cách chính xác và phản ánh đầy đủ, kịp thời những nghiệp vụ liên quan đến kinh tế ở trong ngân hàng hay bất cứ dịch vụ nào khác trong ngân hàng theo đúng các chế độ, yêu cầu về chuẩn mực kế toán. Việc ghi nhận thông tin và phản ánh lại như thế là một hành động mà người kế toán viên đang góp phần bảo vệ sự an toàn cho tài sản ngân hàng nói riêng và tài sản toàn xã hội nói chung được gửi trực tiếp ở ngân hàng.
Thứ hai, kế toán ngân hàng làm nhiệm vụ phân tích, tổng hợp lại các số liệu. Không còn gì phải bàn cãi khi nói rằng kế toán là phải gắn liền với số liệu. Không phải chỉ nhận và lưu trữ mà người kế toán ngân hàng sẽ phải xử lý các số liệu đó bằng cách phân tích, tổng hợp chúng dựa trên các phương pháp của nghiệp vụ kế toán. Mục đích của nhiệm vụ này hướng đến việc giúp kế toán viên ngân hàng có đầy đủ thông tin xác đáng để đưa ra được các đề xuất, tham mưu về giải pháp thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
Nhiệm vụ thứ ba của người kế toán ngân hàng chính là kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với quá trình sử dụng nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng. Mọi sự kiểm soát được tiến hành rộng rãi trong các trường hợp từ quá trình dùng nguồn tài sản của chính ngân hàng cho đến mọi khoản về thu chi để nâng cao hơn nữa mức hiệu quả sử dụng vốn trong mỗi đơn vị của cả hệ thống. Nhiệm vụ giám sát của nhân viên kế toán ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc làm cho kỷ luật tài chính được tăng cường, các chế độ về hạch toán kế toán cũng được củng cố hoàn thiện hơn.
Tổ chức công tác kế toán, phục vụ tận tình cho khách hàng là nhiệm vụ thứ tư của người kế toán ngân hàng.
Khi đã hiểu rõ nhiệm vụ của vị trí kế toán ngân hàng, người lao động sẽ dễ dàng xác định được khối công việc mà mình sẽ đảm nhận phụ trách trong suốt quá trình làm việc. Mỗi ngân hàng sẽ đưa đến cho kế toán của mình những nhiệm vụ riêng nhưng chắc chắn sẽ dựa vào nền tảng nhiệm vụ việc làm chung.
Với các ứng viên đã sẵn sàng tinh thần làm việc, chiến đấu ở một ngân hàng nào đó tại vị trí kế toán thì hãy đảm bảo tìm hiểu thật kỹ bản mô tả công việc mà vị trí này sẽ mang tới cho bạn nhé.
Bật mí: Những mẫu cv kế toán hấp dẫn nhất tại đây!
2. Bản mô tả công việc kế toán ngân hàng chi tiết
Nếu là những người mới bước chân vào nghề kế toán như sinh viên mới ra trường hay người có thời gian làm việc tại vị trí kế toán ngân hàng chưa được lâu có lẽ sẽ choáng ngợp với bảng phân công công việc dành cho kế toán tại ngân hàng. Để giúp bạn dễ dàng nắm bắt “bản sớ” việc làm dài dằng dặc và phân biệt rạch ròi từng đầu việc thì Băng Tâm sẽ tổng hợp, phân loại và list từng đầu việc một cách rõ ràng ngay trong nội dung phía bên dưới.
Luôn sát sao công việc, nắm bắt mọi số liệu bằng nghiệp vụ kiểm tra là một phần làm nên đặc trưng nghề nghiệp cho các kế toán ngân hàng. Bởi thế mà trong bảng mô tả công việc kế toán ngân hàng, các bạn sẽ có rất nhiều yếu tố cần tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên và chúng trở thành những đầu việc thường xuyên của kế toán ngân hàng.
Mô tả công việc:
- Kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ.
- Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ (đối với lệnh chi ngoại tệ)… và nộp ra ngân hàng.
- Kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu phải bảo lãnh của ngân hàng
- Lập hồ sơ bảo lãnh tại các ngân hàng.
- Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký xác nhận.
- Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng
- Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng theo qui định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay.
- Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.
- Chuyển giao hồ sơ cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ mở thư tín dụng (LC).
- Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC
- Nhận chứng từ từ các ngân hàng, xắp xếp theo nội dung
- Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng.- Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.
- In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát
- Sau khi hồ sơ được kiểm tra, đóng tài liệu lưu trữ.
- Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.
- In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.
- Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền
- Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của công ty
- Theo dõi để thực hiện các công việc đã yêu cầu và giải đáp các khúc mắc của phía ngân hàng
Đây đều là những nhiệm vụ gắn chặt với nghiệp vụ kế toán ngân hàng mà bất kể ai khi làm việc tại vị trí này cũng đều cần thực hiện. Tất nhiên những nhiệm vụ này không hề khó, chỉ khi nào bạn đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu nhất mà phía nhà tuyển dụng cũng như nghiệp vụ vị trí này đặt ra thì mới có thể hoàn thành tốt công việc.
Mẫu thư xin việc
3. Yêu cầu công việc kế toán ngân hàng
Được làm việc trong hệ thống ngân hàng là niềm ao ước và vinh dự của bất cứ ai, khi bạn nắm giữ vai trò của một người kế toán ngân hàng thì điều đó càng trở nên tuyệt vời bởi đây là vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu trong các hoạt động vận hành, phát triển ngân hàng. Do vậy mà kế toán ngân hàng sẽ phải đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe từ nhà tuyển dụng. Bạn hãy nắm bắt những yêu cầu này để tự chuẩn bị cho minh những kỹ năng, kiến thức và một tâm thế tốt nhất cho việc ứng tuyển cũng như hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sau khi được nhận vào làm việc nhé.
Thứ nhất đó là những đòi hỏi về mặt kinh nghiệm đối với người kế toán ngân hàng, bạn cần có kinh nghiệm làm nghiệp vụ kế toán trước khi được nhận vào làm kế toán tại các ngân hàng. Mỗi đơn vị ngân hàng đặt ra số năm kinh nghiệm khác nhau, có thể chỉ là 1 năm nhưng cũng có nơi đòi hỏi 3 hay 5 năm kinh nghiệm cũng là điều dễ hiểu để đảm bảo các hoạt động tính toán, phân tích tổng hợp số liệu, quản lý số liệu luôn được chuẩn mực.
Về trình độ, để lọt vào tầm mắt của nhà tuyển dụng, bản thân ứng viên sẽ phải đủ điều kiện về trình độ đào tạo liên quan đến nghiệp vụ kế toán. Bạn có thể tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm đào tạo nghiệp vụ kế toán đều được, miễn sao trong quá trình ứng tuyển, mọi kiến thức bạn thể hiện đều đủ thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn đủ tiêu chuẩn kiến thức để đảm đương tốt nhiệm vụ mà họ giao phó, quan trọng nhất vẫn là những kiến thức liên quan đến điều luật kế toán, điều luật doanh nghiệp, thuế.
Xem thêm: Có phải bạn đang tìm việc làm kế toán ngân hàng
Về mặt kỹ năng, kế toán ngân hàng sẽ phải biết sử dụng một vài phần mềm kế toán, có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá được các số liệu một cách chính xác. Tinh thần cầu tiến, nỗ lực học hỏi kiến thức, củng cố nghiệp vụ kế toán từ đồng nghiệp là vô cùng quan trọng đối với người kế toán ngân hàng để con đường hành nghề trở nên thuận lợi hơn.
Tùy từng vị trí kế toán cụ thể khác nhau tại ngân hàng mà ứng viên sẽ cần phải chuẩn bị các mức kỹ năng, kiến thức khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản của người làm kế toán ngân hàng vẫn luôn phải đảm bảo nắm bắt được nghiệp vụ chung kế toán. Nếu như nhận thấy bản thân còn nhiều lỗ hổng kiến thức thì tốt hơn hết, trước khi tham gia ứng tuyển vào bất cứ ngân hàng nào, bạn nên tham gia vào những khóa đào tạo nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ kế toán ngân hàng. Bên cạnh kiến thức liên quan trực tiếp nghiệp vụ kế toán thì ứng viên sẽ cần bổ túc cả khối kiến thức liên quan tới quy định pháp luật về các mảng tài chính, kinh tế, ngân hàng. Một số nội dung điều luật cần nắm bắt chắc chắn sẽ có Luật doanh nghiệp, Luật tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng,…
Một yêu cầu về mặt tính cách, tác phong bất cứ ai đang nắm giữ vị trí kế toán nói chung, kế toán ngân hàng nói riêng đều phải đáp ứng đó chính là sự thật thà, trung thực, nhanh nhẹn, linh hoạt. Những yếu tố này sẽ bổ trợ để giúp bạn thực hiện tốt nhất công việc kế toán ngân hàng của mình.
Nhìn chung, thông qua bài viết này, tôi đã gửi đến bạn bản mô tả công việc kế toán ngân hàng chi tiết, giúp bạn dễ hiểu được những nhiệm vụ, các đầu việc, yêu cầu mà kế toán ngân hàng cần đảm bảo và cống hiến cho nghề. Hy vọng dựa vào đây bạn sẽ tìm thấy được những định hướng nghề nghiệp tốt nhất.