1. Bật mí bố cục mẫu thư giới thiệu bản thân xin việc
1.1. Đôi nét về cá nhân bạn
Phần này bạn nên nêu ngắn gọn những gạch đầu dòng cơ bản về bản thân bạn như: tên, tuổi, quê quán, địa chỉ thường trú, tình trạng hôn nhân,… của bạn để nhà tuyển dụng có một cái nhìn sơ lược nhất nhé.
Bên cạnh đó bạn cũng nên cung cấp thêm thông tin gia đình như họ tên bố mẹ, nghề nghiệp, thông tin liên hệ để phía công ty có thể biết thêm về xuất thân của bạn.
1.2. Kinh nghiệm học tập và làm việc của bạn
Đây là mục phần nào cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có phải ứng viên sáng giá đối với vị trí họ đang tuyển dụng hay không. Chính vì thế hãy trả lời một cách trung thực và khéo léo nhé
Về kinh nghiệm học tập
Mục này bạn nên nêu cả 2 quá trình học tập tại cấp 3 và Đại học. Lưu ý ở phần cấp 3 chỉ nên nêu khái quát và ngắn gọn về quá trình học tập cũng như những thành tích, giải thưởng (nếu có) của bạn.
Ở mục Đại học bạn hãy giới thiệu đôi nét về trường và chuyên ngành bạn theo học. Nêu lý do tại sao bạn lại chọn ngành học này và chuyên ngành đã cung cấp cho bạn những kiến thức, lợi ích gì khi theo học.
Thêm vào đó, bạn cũng nên nêu ngắn gọn cảm nghĩ về trường học cũng như những hoạt động đã được trải nghiệm. Bên cạnh đó, để gây ấn tượng tốt hơn, bạn cũng nên đưa những giải thưởng, thành tích mình đã đạt được và những dự án lớn mình từng tham gia. Nhà tuyển dụng rất đề cao những ứng viên có hoạt động sôi nổi và năng động khi còn ngồi ở giảng đường Đại học.
Về kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là một trong những vũ khí mạnh giúp bạn ghi điểm cực lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Hơn ai hết, họ là người đề cao những kinh nghiệm làm việc thực chiến của ứng viên để phần nào xem xét được ứng viên ấy đã có những chuẩn bị cho công việc sắp tới hay chưa.
Bạn hãy nêu những công việc mình đã từng làm trong quá khứ, mốc thời gian, lý do nghỉ việc, những kinh nghiệm đã học và đúc rút từ công việc. Một điều cần lưu ý là bạn nên ưu tiên những công việc liên quan, bổ trợ cho vị trí ứng tuyển vào thư giới thiệu bản thân xin việc. Nếu chưa có kinh nghiệm thì cũng có thể đưa những công việc part time thời sinh viên đã từng làm để nhà tuyển dụng có thể thấy được phần nào ứng viên là người có chí tiến thủ.
Bên cạnh đó cũng nên đưa những thành tích nổi bật trong công việc, chứng chỉ, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học,… để thư giới thiệu bản thân xin việc được đánh giá cao hơn nhé.
1.3. Tính cách cá nhân
Phần này hãy khéo léo đưa ra ba tính cách mà bạn cảm thấy phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên văn phòng, hãy đưa những tính cách phù hợp với chốn công sở như hòa đồng, thân thiện, hay giúp đỡ người khác, là người có tính cách điềm tĩnh và dễ dàng hòa nhập với công việc,…
Bạn không nên đưa những tính cách có vẻ tiêu cực như nóng nảy, mất kiểm soát,… trong thư giới thiệu bản thân xin việc, sẽ mất điểm lớn trong mắt nhà tuyển dụng đấy
1.4. Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai
Một con người thành công luôn biết cách lên kế hoạch và đặt mục tiêu cho cuộc đời họ. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn rõ ràng và phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Ở mục này bạn nên chia mục tiêu nghề nghiệp ra làm hai phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, tránh đưa những mục tiêu viển vông và khó đạt được
Mục tiêu ngắn hạn bạn hãy đưa ra những mong muốn được học hỏi và phát triển ở môi trường công ty. Ở đây khuyến khích bạn khai thác ở bản mô tả công việc vị trí mình ứng tuyển để có những mục tiêu ngắn hạn phù hợp với định hướng của doanh nghiệp. Mục tiêu dài hạn bạn có thể “aim” đến những vị trí cao hơn, nhưng phải thực sự phù hợp với năng lực bản thân bạn. Nếu phóng đại quá sẽ bị đánh giá là thiếu trung thực, viển vông,
1.5. Kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn
Ở đây bạn hãy đưa ra những con số cụ thể cho những mốc mà bạn mong muốn sự nghiệp của mình có bước ngoặt. Nêu lên những kế hoạch giúp bạn phát triển bản thân và sự nghiệp như học thêm một ngôn ngữ, học kỹ năng mềm,… kế hoạch thăng tiến cho 3 năm, 5 năm, 10 năm tiếp theo. Một ứng viên sẽ được gọi là sáng giá nếu như biết vạch cho mình những bước đi cụ thể.
1.6. Quá trình bạn hoàn thiện bản thân
Phần này bạn sẽ nêu những quá trình bạn học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cũng như cách giải quyết những khó khăn gặp phải trong công việc ở quá khứ. Ở những vị trí công việc cũ bạn đã gặp phải những cản trở như thế nào và bạn giải quyết chúng ra làm sao, kết quả sau khi giải quyết như thế nào?
Thêm vào đó, bạn nên đưa những ưu nhược điểm của mình và nêu những giải pháp để khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm để có thể đảm nhận công việc một cách tốt nhất.
1.7. Phẩm chất, kỹ năng nổi bật bạn có
Bạn nên chọn lọc và đưa ra những phẩm chất và kỹ năng vượt trội nhất của bản thân và phù hợp với vị trí mình đang ứng tuyển vào thư giới thiệu xin việc nhé. Hãy khéo léo tìm hiểu kỹ về những kỹ năng, phẩm chất mà vị trí công việc yêu cầu để có thể trả lời ghi điểm một cách tốt nhất.
Ví dụ như một nhân viên ngân hàng sẽ có những phẩm chất ưu tiên như khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc, kỹ năng xử lý vấn đề nhanh chóng, teamwork, phẩm chất trung thực, chăm chỉ,…
1.8. Triết lý sống của bạn
Một con người có nguyên tắc, kỷ luật và sống có chí hướng sẽ luôn được đề cao. Sống theo triết lý sẽ như một kim chỉ nam chèo lái hướng bạn sống theo những quy tắc chân – thiện – mỹ. Ở mục này hãy đưa một câu châm ngôn, trích dẫn mà bạn tâm đắc và phù hợp con người của bạn. Thêm vào đó hãy giải thích câu nói một cách ngắn gọn, súc tích và đưa ra những dẫn chứng bản thân bạn đã sống theo kim chỉ nam ấy như thế nào để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên sáng giá nhất.
2. Những điều cần lưu ý khi viết thư giới thiệu bản thân xin việc
Để có một mẫu thư giới thiệu bản thân xin việc hoàn hảo, bạn cũng nên lưu ý một số điểm. Trước hết ở phần nội dung, bạn nên nêu những thông tin trung thực, có những con số và dẫn chứng cụ thể. Bên cạnh đó cũng phải nêu bật được những điểm mạnh của bản thân thực sự phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển.
Về phần hình thức, bố cục thư giới thiệu bản thân xin việc phải rõ ràng, rành mạch, không được quá lan man. Trình bày thư cũng thật phải khoa học, không quá dài tạo cảm giác nhàm chán, không quá ngắn không đầy đủ thông tin, phần này khuyến khích bạn viết trong một trang A4. Bên cạnh đó bạn cũng nên soát lỗi chính tả ít nhất 2 lần để lá thư trở nên chuyên nghiệp hơn, một lỗi chính tả bé cũng khiến bạn bị đánh giá là cẩu thả, thiếu cẩn thận.
3. Tải các mẫu thư giới thiệu bản thân xin việc chuyên nghiệp nhanh chóng
Timviec365.com.vn sẽ cung cấp cho bạn một số link tải mẫu thư giới thiệu bản thân xin việc nhanh chóng nhất. Còn chần chờ gì nữa mà không click tải về ngay nào!
Thu-gioi-thieu-ban-than-xin-viec-1.doc
Thu-gioi-thieu-ban-than-xin-viec-2.doc
Thu-gioi-thieu-ban-than-xin-viec-3.doc
Trên đây là gợi ý cách viết mẫu thư giới thiệu bản thân xin việc sao cho chuyên nghiệp và ghi điểm tốt nhất. Hy vọng sau khi có được những thông tin hữu ích trên, bạn đọc có thể chuẩn bị cho mình một lá thư giới thiệu bản thân xin việc hoàn hảo nhất để gửi đến nhà tuyển dụng, gia tăng tỷ lệ trúng tuyển!