Tìm Việc 365

Bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết

1. Giới thiệu chung về nghề quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là một nghề bị mang định kiến “việc nhẹ lương cao” trong xã hội vì người ta chỉ thấy những con người ngồi bàn giấy, mặc vest “đi lòng vòng” trong nhà hàng mà không biết rằng thực chất đây là một công việc vô cùng áp lực và yêu cầu rất nhiều sự nỗ lực cùng nhiệt huyết với nghề.

Người quản lý phải là người cáng đáng toàn bộ các hoạt động bất kể lớn bé trong nhà hàng để đảm bảo tất cả mọi thứ đến với khách hàng đều là những phục vụ tốt nhất. Công việc của họ rất đa dạng và yêu cầu vô cùng nhiều kỹ năng cả về chuyên môn ngành nhà hàng khách sạn cũng như những tuyệt kỹ cá nhân trong quá trình làm việc.

Tùy theo quy mô nhà hàng cách thức hoạt động và đặc thù sản phẩm mà công việc của người quản lý nhà hàng sẽ có những nét khác biệt, tuy nhiên, ta cũng có thể nhìn thấy những điểm chung trong công tác quản lý ở bất kỳ một doanh nghiệp nhà hàng nào. Những công việc cụ thể, chi tiết sẽ được miêu tả trong phần dưới đây.

Xem thêm: Công việc thu ngân nhà hàng cần làm những gì, lương có cao không?

2. Mô tả chi tiết công việc quản lý nhà hàng

Công việc quản lý nhà hàng bao gồm tất cả các hoạt động để công việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi. Chúng bao gồm rất nhiều những mảng từ lớn đến bé, từ ảnh hưởng nhiều đến ảnh hưởng ít, tạo nên khối lượng công việc đồ sộ cho một người làm quản lý.

2.1. Thiết lập hệ thống quản lý cho nhà hàng

Nhiệm vụ đầu tiên vô cùng quan trọng của công việc quản lý nhà hàng đó là xây dựng nên những yếu tố giúp họ quản lý toàn bộ nhà hàng. Đây là quá trình mà người quản lý phải sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm của mình để áp dụng vào từng nhà hàng cụ thể nhằm đưa ra những tiêu chuẩn hoạt động, nội quy trong nhà hàng, mô tả về công việc cho từng vị trí, từng bộ phận,…

Người quản lý phải là người chịu trách nhiệm phối hợp với những người có chuyên môn để xây dựng hệ thống chuẩn mực công việc. Bên cạnh đó, họ cũng là người hướng dẫn đào tạo và thực hiện giám sát, kiểm tra với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động cho nhà hàng.

Đọc thêm: Cách quản lý nhà hàng siêu hiệu quả bạn không nên bỏ qua

2.2. Quản lý các vấn đề tài chính

Là một đơn vị kinh doanh, các quản lý nhà hàng không thể thoát khỏi những hoạt động tài chính. Đây là công việc đòi hỏi người quản lý cần có những kiến thức nhất định, thậm chí là chuyên môn trong ngành tài chính và quản lý tài chính.

Vấn đề tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng đối với công việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Người quản lý phải cân đối tất cả các khoản tiền chi ra, thu vào cho hoạt động của nhà hàng để làm sao đảm bảo doanh thu lợi nhuận đem lại. Đồng thời, họ cũng phải so sánh, đối chiếu với các ban ngành liên quan để đảm bảo vấn đề minh bạch và chính xác trên các số liệu.

Tùy những yêu cầu từ phía cấp trên hoặc ban quản lý mà công tác báo cáo sẽ diễn ra hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng để đảm bảo ban lãnh đạo có những dự tính định kỳ cũng như thay đổi kịp thời các chiến lược quan trọng của nhà hàng.

2.3. Quản lý nhân sự

Nhân sự cũng là một mảng quan trọng mà người quản ký nhà hàng cần phải chú ý trong công việc của mình. Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, việc quản lý con người hiệu quả hay không sẽ quyết định đến sự thành hay bại của nhà hàng đó trên thị trường.

Công việc của người quản lý nhà hàng bao gồm hoạt động trực tiếp tuyển dụng những vị trí quan trọng trong nhà hàng, sắp xếp đội ngũ nhân viên hoạt động sao cho hợp lý, mang lại năng suất cao. Thực hiện đánh giá công việc trên các tiêu chí đã đề ra, giải đáp các thắc mắc, những vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong quá trình làm việc cũng thuộc phạm vi công việc của một quản lý nhà hàng. Cuối cùng, họ sẽ chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, đánh giá công việc và đưa ra các quy chế thưởng, phạt có ích áp dụng cho nhân viên để khuyến khích làm việc cũng như khiển trách cho mọi người cố gắng hơn.

2.4. Điều hành tất cả các hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của một nhà hàng diễn ra hằng ngày với mức độ liên tục, vì vậy, đây là hoạt động chính yếu nhất của quản lý nhà hàng. Họ sẽ lên kế hoạch từ trước các hoạt động kinh doanh của nhà hàng định kỳ kết hợp với những ban bộ ngành chuyên môn.

Quản lý cũng là người đại diện cho nhà hàng trước những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh đối với cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương. Quá trình điều phối kinh doanh cũng bao gồm việc xây dựng và phê duyệt các dự án marketing cho nhà hàng, giúp thu hút thêm nhiều thực khách và người tiêu dùng, nâng cao doanh số và uy tín, danh tiếng cho doanh nghiệp.

Trong một số trường hợp nhân viên cấp dưới không đủ khả năng để xử lý các tình huống, vấn đề trong nhà hàng, người quản lý cũng là người chịu trách nhiệm trước những khiếu nại, báo cáo của khách hàng, đồng thời giúp đỡ họ giải quyết vấn đề. Sau khi thu thập những thông tin về đánh giá của khách hàng, nguồi quản lý nhà hàng sẽ xây dựng những đối sách sao cho hợp lý và cải thiện tình trạng hoạt động bằng các chính sách hiệu quả hơn.

2.5. Một số công việc khác

Ngoài những công việc chính ở trên thì quản lý nhà hàng còn cần làm rất nhiều công việc liên quan khác như:

3. Mô tả những công việc hàng ngày của quản lý nhà hàng

Đầu ngày

Trong ngày

Cuối ngày

Báo cáo giám đốc nhà hàng

4. Những yêu cầu để trở thành quản lý nhà hàng

Để đảm nhận được vị trí quản lý nhà hàng, bạn bắt buộc phải có bằng cấp liên quan đến ngành nghề quản lý khách sạn. Tùy vào nhà hàng mà bạn ứng tuyển, bạn có thể được yêu cầu bằng cao đẳng hoặc đại học. Một điều đương nhiên mà bất kỳ ai cũng biết đó là không tự nhiên mà một người có thể trực tiếp lên làm quản lý. Vì vậy, công việc này yêu cầu bạn có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm về việc làm quản lý, trợ lý quản lý hoặc giám sát viên.

Đó chỉ là những yêu cầu rất cơ bản về học vấn và kinh nghiệm, nhưng việc làm quản lý nhà hàng cần nhiều hơn thế. Bạn phải là một con người toàn diện về mặt kỹ năng để chạm tới vị trí này trong các nhà hàng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tin học văn phòng, những kiến thức, am hiểu về ẩm thực, kỹ năng lãnh đạo, khả năng giám sát và đánh giá con người, kỹ năng phân tích báo cáo, tinh thần làm việc dưới khối lượng và áp lực công việc cao,…

5. Mức lương của một quản lý

Như đã đề cập ở phần giới thiệu của việc làm quản lý nhà hàng, công việc này nổi tiếng với những mức lương không ngừng tăng cao theo cấp độ và mức độ nhà hàng mà bạn quản lý. Với những nhà hàng nhỏ và vừa, bạn có thể nhận được mức lương từ 10 – 30 triệu đồng/ tháng, một mức kha khá só với thu nhập bình quân của các vị trí khác.

Tuy nhiên, cơ hội về thu nhập mở ra rộng lớn hơn khi bạn thử mình với những dòng nhà hàng cao cấp và có quy mô lớn đến rất lớn. Mức lương khi làm việc ở đây có thể được tính bằng đơn vị nghìn đô, chỉ nghe thôi đã thấy được sức hấp dẫn của ngành nghề này rồi phải không nào. Thậm chí, với những nhà hàng đẳng cấp, bạn có thể nhận trên dưới 100 triệu đồng/tháng cho vị trí quản lý, xứng đáng với những cố gắng trong công việc áp lực này.

Những chia sẻ trong bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng trên đây chắc đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về những công việc phải làm của người quản lý trong nhà hàng cũng như những yêu cầu về học vấn, kỹ năng để chạm tới vị trí có mức lương khủng như vậy. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với việc làm này, hãy cố gắng chuẩn bị cho mình những yếu tố công việc trong bài viết để có cơ hội tìm việc và trở thành quản lý tương lai nhé.

Exit mobile version