Tìm Việc 365

Bản mô tả công việc đầu bếp nhà hàng, khách sạn chi tiết nhất

1. Những người đầu bếp là ai?

Đầu bếp chính là những người chịu trách nhiệm chính trong việc chế biến các món ăn cho các nhà hàng, họ sử dụng những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình để tạo nên những món ăn ngon và bổ dưỡng. Họ chịu toàn bộ trách nhiệm cho món ăn của mình từ việc lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu đến chế biến món ăn và cuối cùng là trang trí.

Tùy thuộc vào quy mô tổ chức và kinh doanh của nhà hàng, khách sạn đó mà người đầu bếp sẽ được phân chia những nhiệm vụ khác nhau như: đầu bếp món Á, đầu bếp món Âu, đầu bếp làm bánh, đầu bếp món nướng,…

Tuy nhiên, đó là đối với những nhà hàng có quy mô hoạt động lớn, còn với những nhà hàng nhỏ thì một người đầu bếp sẽ đảm nhiệm tất cả những món ăn có trong thực đơn. Nhưng dù có làm việc ở đâu thì nhiệm vụ chính của người đầu bếp là chế biến những món ăn theo yêu cầu của khách hàng và thực hiện một số công việc khác trong gian bếp.

Vậy cụ thể công việc của người đầy bếp là gì? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những công việc họ phải làm ở phần dưới đây nhé!

Xem thêm: Danh sách việc làm nấu ăn

 

2. Mô tả công việc người đầu bếp phải làm

Trong quá trình làm việc thì người đầu bếp cần phải thực hiện những nhiệm vụ chính như sau:

2.1. Kiểm tra và chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết cho món ăn

– Lên sẵn thực đơn, lựa chọn đồ ăn cho bữa chính và tráng miệng của ngày làm việc đó

– Trước khi bắt đầu ca làm việc thì những người đầu bếp cần phải kiểm tra những nguyên vật liệu còn thừa của ca làm trước và chuẩn bị thêm những nguyên vật liệu còn thiếu để phục vụ cho công việc chế biến món ăn.

– Phối hợp với bếp trưởng kiểm tra những thực phẩm và hàng hóa nhằm đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn và đầy đủ số lượng yêu cầu.

– Giao việc cho những phụ bếp như sơ chế nguyên liệu hoặc chuẩn bị những công cụ, dụng cụ phục vụ cho chế biến.

– Cập nhật những thông tin từ cấp trên và phổ biến lại cho những thành viên có trong ca làm việc để thực hiện đúng với yêu cầu.

Đọc thêm: Bản mô tả công việc phụ bếp nhà hàng

2.2. Chế biến món ăn theo order từ khách hàng

Trong khâu chế biến món ăn, đầu bếp cần làm được những công việc sau:

– Tiếp nhận order từ phía phục vụ đưa đến và phân công cho phụ bếp chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết cho món ăn

– Trực tiếp sơ chế và tẩm ướp nguyên liệu cho món ăn phù hợp nhất hoặc có thể giao cho người phụ bếp làm

– Tự tay chế biến các món ăn để đảm bảo được chất lượng, đúng công thức và đúng quy trình tạo ra một món ăn ngon và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm

– Trình bày món ăn ra đĩa sao cho thật bắt mắt, có nét riêng và mang tính nghệ thuật cao

– Xử lý nhanh chóng các sự cố diễn ra trong quá trình làm món ăn như: nêm nếm chưa chuẩn, làm món ăn sai với order, trang trí bị hỏng và không đúng với tiêu chuẩn nhà hàng,…

Đọc thêm: Theo đuổi nghề đầu bếp có tương lai không ? Mức lương đầu bếp

2.3. Quản lý nhân viên và điều hành công việc một cách chuyên nghiệp

Việc quản lý được nhân viên và điều hành công việc một cách nhuần nhuyễn là một thao tác cực kỳ quan trọng đối với người đầu bếp giỏi bên cạnh việc mấy ăn ngon. Họ cần làm được những công việc cụ thể dưới đây:

– Phân chia công việc cho những thành viên trong khu bếp của minh và kiểm soát những kết quả công việc mà họ mang đến

– Hướng dẫn những nhân viên mới học việc những nghiệp vụ bếp và quy trình sơ chế nguyên liệu theo phân công của bếp trưởng

– Giám sát bộ phận làm vệ sinh bếp và dụng cụ chế biến món ăn phải thật sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh

– Thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị có trong nhà bếp để nắm được tình trạng hoạt động, nếu phát hiện hư hỏng thì cần báo cáo ngay với cấp trên để khắc phục

– Là người trực tiếp tư vấn và tiếp nhận những vấn đề phàn nàn của khách về món ăn khi cần

2.4. Báo cáo lại công việc khi kết thúc ca làm với cấp trên

Khi kết thúc mối ca làm của mình thì người đầu bếp cũng cần phải thực hiện báo cáo lại với cáp trê, cụ thể việc báo cáo bao gồm:

– Báo cáo lại cho bếp trưởng những vấn đề liên quan đến công việc trong ca làm bao gồm cả những sự cố phát sinh không mong muốn

– Tổng hợp lại tất cả những đơn order trong ngày và chuyển chúng cho đơn vị thu ngân nhà hàng

– Thực hiện tổng vệ sinh căn bếp cùng với những nhân viên khác thật sạch sẽ

– Kiểm tra hệ thống đèn, gas, quạt bếp đã tắt hết hay chưa và những thiết bị như tủ lạnh

– Bảo quản những nguyên vật liệu còn thừa đúng theo quy định bảo quản thực phẩm để tránh tình trạng lãng phí thực phẩm

– Thực hiện thêm những công việc cấp trên giao phó nếu có

Đọc thêm: Học nghề đầu bếp cần gì ? Cần phẩm chất và kỹ năng gì ?

3. Những quyền lợi nhận được khi làm công việc đầu bếp

Khi làm công việc đầu bếp bạn sẽ nhận được một số quyền lợi như sau:

– Mức thu nhập nhận được hấp dẫn, bạn có thể nhận được mức lương từ 8 triệu/ tháng cho đến 12 triệu/ tháng, bên cạnh đó còn có lương thưởng tháng 13

– Đối với những nhân viên thử việc thì mức lương nhận được trong 2 tháng đầu tiên thử việc sẽ là 100%, không giống với những công việc khác thì mức lương thử việc chỉ là 80% đến 85% lương cứng.

– Những chế độ bảo hiểm như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội,… được đóng đầy đủ.

– Được tham gia vào các khóa học đào tạo nâng cao tay nghề và đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, bên cạnh đó nhiều đơn vị làm việc còn đào tạo thêm cả ngoại ngữ

– Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, trẻ trung, sáng tạo và nghệ thuật

– Có thêm nhiều kiến thức cúng như kỹ năng làm bếp từ những người đi trước có nhiều kinh nghiệm

– Được hưởng những khoản hỗ trợ như tiền gửi xe, những bữa ăn và đồng phục bếp miễn phí

Đó là những quyền lợi mà người đầu bếp được nhận, tùy theo quy mô hoạt động của các nhà hàng, khách sạn thì chế độ đãi ngộ và quyền lợi của nhân viên sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản là như trên.

4. Những yêu cầu đối với người đầu bếp

Một số yêu cầu đối với những người muốn làm việc ở vị trí đầu bếp như sau:

– Là một người khéo tay, có tính sạch sẽ và phải là người đam mê nấu nướng

– Người có tính chăm chỉ, siêng năng trong công việc, không ngại khổ khi làm việc trong một căn bếp với không khí nóng bức và đầy mùi thức ăn

– Có tính nhẫn nại và có khả năng điều tiết được tinh thần cũng như cảm xúc trong công việc

– Có khả năng sắp xếp và tổ chức công việc tốt và khoa học

– Sở hữu vị giác nhạy bén, khả năng xác định mùi vị và thao tác tỉ mỉ, chính xác trong từng bước chế biến

– Có khả năng sáng tạo trong các món ăn để có thể tạo ra được những món ăn mới hoặc kết hợp các gia vị cơ bản với nhau để tạo thành một loại gia vị đặc biệt

– Có con mắt thẩm mỹ để phục vụ cho việc trang trí, trình bày món ăn sao cho bắt mắt nhất

– Có tinh thần học hỏi và cầu tiến trong công việc để có thể thành công hơn trong thời gian tương lai

– Có khả năng ứng biến tốt trong mọi tình huống và xử lý vấn đề nhanh chóng

Để trở thành một đầu bếp giỏi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kỹ thuật mà bạn phải trau dồi và học hỏi trong thời gian làm việc. Vì vậy, hãy thật kiên trì với công việc đầu bếp và bạn sẽ thành công trong thời gian không xa.

Với những chia sẻ vô cùng hữu ích mà timviec365.com.vn cung cấp đến bạn về bản mô tả công việc đầu bếp sẽ có thể giúp bạn hiểu hơn về công việc này. Từ đó có thể chuẩn bị thật tốt những kỹ năng và kiến thức để sẵn sàng ứng tuyển vào vị trí đầu bếp trong nhà hàng, khách sạn.

Exit mobile version