1. Môi trường Marketing là gì?
Chúng ta dễ rằng thấy được môi trường marketing chính là các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài (tự nhiên, xã hội, đối thủ) hoặc môi trường bên trong (công ty). Tất cả các yếu tố dù trong hay ngoài đều nằm trong phạm vi môi trường và là nguyên nhân chính gây nên những hậu quả nặng nề hay tạo ra lợi ích tích cực cho các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Bất kỳ hoạt động nào cũng có một môi trường hoạt động của riêng nó, ngoài việc chịu sự tác động từ chính bản thân, các hoạt động còn chịu sự tác động của các yếu tố và môi trường xung quanh; các yếu tố này có cả tốt và xấu; nó ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hoạt động trong doanh nghiệp.
Những ảnh hưởng của môi trường đến doanh nghiệp có thể không xuất hiện ngay; nó sẽ biểu hiện dần dần thông qua các dấu hiệu; tuy nhiên, cũng có những trường hợp nó xuất hiện một cách bất ngờ, đột ngột như: dịch bệnh, bão lũ, thiên tai,…
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp như: môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, môi trường vi mô, môi trường vĩ mô,… Chúng đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức; yêu cầu doanh nghiệp phải có sự phân tích, chuẩn bị kỹ càng dựa trên các số liệu thực tế; sẵn sàng ứng phó với các yếu tố bất ngờ có thể xảy đến; hạn chế tác động tiêu cực và tận dụng các cơ hội mà thị trường đem lại.
Đọc thêm: Neuromarketing là gì? Làm thế nào để ứng dụng Neuromarketing
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường Marketing
Môi trường Marketing chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ chủ quan và khách quan như: nhân sự, tài chính, máy móc, thị trường, chính trị, xã hội, văn hóa, đối thủ cạnh tranh,… tất cả những yếu tố này được xếp vào hai loại môi trường chính là môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
2.1. Môi trường bên trong
Môi trường bên trong doanh nghiệp là môi trường bao gồm các yếu tố thuộc về doanh nghiệp, có thể kiểm soát được. Nó chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố có trong doanh nghiệp như: con người, tài chính, máy móc, thị trường, cơ chế hoạt động, các hoạt động doanh nghiệp, nguyên vật liệu, quá trình sản xuất và cung ứng, văn hóa doanh nghiệp, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp,…
Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố thuộc về doanh nghiệp; doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát các yếu tố này. Doanh nghiệp cần đưa ra các quy trình hoạt động cụ thể, sứ mệnh tầm nhìn rõ ràng; trên dưới thống nhất; mọi hoạt động diễn ra đều thực hiện theo chu trình cải tiến PDCA (lên kế hoạch; thực hiện; kiểm tra; cải tiến) để doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất.
2.2. Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố ngoài phạm vi quản lý của doanh nghiệp; các yếu tố này doanh nghiệp không thể kiểm soát cũng như thay đổi. Họ chỉ có thể phân tích và đưa ra các dự báo đối với những sự việc có thể xảy ra trong tương lai và đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Trong môi trường bên ngoài, ta xét đến hai môi trường cụ thể: môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
Đọc thêm: Chiêu thị là gì? Vai trò của chiêu thị trong Marketing là gì?
2.2.1. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi của thị trường, khách hàng và các đối tác trung gian;…
Các nhà cung cấp chịu trách nhiệm trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp; họ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp đầu vào, nguồn lực chính trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Khi có vấn đề xuất hiện với yếu tố này, nó sẽ kéo theo rất nhiều các vấn đề khác; ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp như: thời gian ra mắt sản phẩm chậm; không kịp giao hàng cho khách;…
Thị trường trung gian cũng như những bên đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng trên khắp mọi miền đất nước. Thông qua các đại lý, các công ty, nhà phân phối,…
Trong Marketing, khách hàng chính là trung tâm. Mọi hoạt động trong quá trình lên kế hoạch hay thực hiện đều phải xoay quanh khách hàng. Đặc biệt, một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua khi phân tích thị trường vi mô, đó là đối thủ cạnh tranh.
Họ chính là người đưa ra cho doanh nghiệp những áp lực, thử thách; yêu cầu doanh nghiệp ngày càng phải đầu tư, chú trọng hơn vào sản phẩm, nếu không muốn bị tụt lại phía sau và trở thành kẻ lỗi thời trong thời đại mọi sự thay đổi chỉ sau 1s này.
Đọc thêm: Brand Marketing là gì? Tầm quan trọng của tiếp thị thương hiệu
2.2.2. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như nhân khẩu học, yếu tố văn hóa -chính trị; khoa học xã hội; sự thay đổi của cơ chế thị trường; công nghệ thông tin;…
Yếu tố nhân khẩu học. Nhân khẩu học là yếu tố thông tin cá nhân của dân chúng; số lượng khách hàng hiện đang có mặt trong thị trường, quy mô, mật độ, chủng tộc, nghề nghiệp, giới tính và vị trí,… Nắm được yếu tố nhân khẩu học khách hàng, doanh nghiệp sẽ có cho mình các chiến lược tiếp thị, quảng cáo hợp lý, phù hợp với đặc trưng khách hàng tiêu dùng.
Yếu tố về văn hóa xã hội: Mỗi khu vực, đơn vị quốc gia khác nhau có nền văn hóa khác nhau; tùy vào từng văn hóa mỗi khu vực khác nhau, doanh nghiệp có cách tiếp cận khách hàng khác nhau; không điều tra về văn hóa, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng; đặc biệt liên quan đến vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo; doanh nghiệp có thể sẽ phải “bỏ chạy” tại một số quốc gia.
Yếu tố kinh tế: mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đều chịu sự ảnh hưởng của một hay nhiều nền kinh tế khác nhau tác động vào; tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà doanh nghiệp có các chiến dịch khác nhau. Ví dụ, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái vì dịch bệnh hay nền kinh tế suy thoái vì lạm phát,…
Yếu tố về khoa học công nghệ: khoa học công nghệ ngày nay được rất nhiều nước phát triển trên thế giới quan tâm và đầu tư; nếu không chủ động tìm hiểu và cập nhật kiến thức mới, phương pháp Marketing của doanh nghiệp rất nhanh sẽ bị bỏ lại; không chạy kịp theo xu thế sẽ bị đào thải ra khỏi dòng chảy.
Yếu tố môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thuộc về tự nhiên như khí hậu, sự biến đổi khí hậu của môi trường, tài nguyên thiên nhiên, các thiên tai như hạn hán, bão, lũ,…
Yếu tố chính trị-pháp luật: tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, sẽ có luật pháp chính trị khác nhau; sự thay đổi của người lãnh đạo sẽ kéo theo sự thay đổi của các điều khoản trong luật pháp như thuế, quy định thị trường, quy định về kinh doanh thương mại, điều kiện để thành lập doanh nghiệp,… Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Phân tích, đánh giá môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường Marketing là một việc vô cùng quan trọng, được thực hiện hầu hết ở mọi doanh nghiệp từ doanh nghiệp sản xuất đến doanh nghiệp thương mại. Nhằm xác định được nguồn lực cũng như những hạn chế của doanh nghiệp; từ đó, giúp doanh nghiệp đưa ra các hướng phát triển hợp lý.
Trên đây là bài chia sẻ về môi trường Marketing là gì? mà mình muốn giới thiệu đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi đến cuối bài viết!